Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhiều mô hình kinh doanh được phát triển tại Việt Nam và xuất hiện rất nhiều thuật ngữ chức danh mới lạ. Trong đó phổ biến nhất là các thuật ngữ CFO, CEO, CHRO, CPO, CCO và CMO. Ai cũng đã từng biết đến CEO, nhưng bạn có biết CFO là gì? CHRO, CCO, CPO và CMO là gì không? Hãy cùng CareerViet tìm hiểu thông tin về các chức danh trên trong bài viết dưới đây nhé!
Một số bài viết liên quan:
- Trọn bộ cẩm nang nghề nghiệp giám đốc tài chính đầy đủ nhất
- Khan hiếm nguồn nhân lực CFO
- Những lí do khiến bạn làm việc trong ngành tài chính
- Kiểm soát viên tài chính: Vai trò, công việc và yêu cầu tuyển dụng
Ứng tuyển ngay
CFO là gì? Vai trò của CFO
CFO là gì? Vai trò CFO trong doanh nghiệp (Nguồn: Internet)
CFO là viết tắt của từ Chief Finance Officer nghĩa là Giám đốc tài chính, một chức danh quan cực kỳ quan trọng trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp.
Giám đốc tài chính phụ trách các công việc về quản lý tài chính bao gồm: nghiên cứu, phân tích, xây dựng và xử lý các vấn đề rủi ro liên quan đến tài chính trong doanh nghiệp. Từ đó xây dựng các kế hoạch tài chính, tiến hành khai thác và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả. Đưa ra các cảnh báo đối với các mối nguy hại với doanh nghiệp thông qua phân tích tài chính.
CFO có 4 vai trò chính bao gồm: Operator, Strategist, Steward và Catalyst.
- Operator: Đảm bảo hoạt động tài chính diễn ra bình ổn và mang lại hiệu quả.
- Strategist: Có chiến lược phát triển cụ thể hoặc gia tăng hiệu quả cho chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp theo từng giai đoạn.
- Steward: Bảo vệ, giữ gìn tài sản của doanh nghiệp bằng phương pháp quản lý rủi ro hiệu quả và đảm bảo tính chính xác của các loại giấy tờ, sổ sách.
- Catalyst: Đảm bảo thầm nhuần tư tưởng về tư duy tài chính trong doanh nghiệp khi thực hiện công việc cũng như trong việc đánh giá, chấp nhận rủi ro có thể gặp phải.
Công việc của một CFO là gì?
Mô tả công việc của Giám đốc tài chính (Nguồn: Internet)
Thông qua khái niệm CFO là gì, có lẽ bạn đã hình dung ra phần nào khối lượng công việc “khổng lồ” của vị trí này. Nhiệm vụ của một CFO bao gồm các công việc sau:
- Theo dõi và đánh giá các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp.
- Hoạch định chiến lược tài chính lâu dài cho doanh nghiệp
- Báo cáo tài chính
- Thanh khoản
- Phối hợp với Giám đốc Truyền thông, Giám đốc Marketing và Giám đốc đối ngoại thực hiện kế chiến dịch quảng cáo sao cho cân đối với ngân sách của doanh nghiệp.
- Quản trị công nợ và hỗ trợ các hoạt động kiểm toán.
CEO, CPO, CHRO, CCO, CMO là gì?
CEO là gì? CEO là viết tắt của từ gì?
CEO là viết tắt của Chief Executive Office, là chức vụ điều hành cao nhất của một tập đoàn, tổ chức hay doanh nghiệp, điều hành toàn bộ mọi hoạt động theo chính sách và chiến lược của hội đồng quản trị. Tại Việt Nam, CEO còn được gọi là Tổng giám đốc điều hành hay Giám đốc điều hành. Ngoài ra, họ còn có thể đảm nhận thêm vị trí khác như chủ tịch, chủ tịch hội đồng quản trị.
CPO là gì? CPO là viết tắt của từ gì?
CPO (Chief Product Officer) dịch ra là Giám đốc sản xuất, là người chịu trách nhiệm cho hoạt động sản xuất diễn ra đúng kế hoạch dựa trên năng lực sản xuất của công ty và các đối tác trong chuỗi cung ứng, đáp ứng đúng yêu cầu về chất lượng của sản phẩm. Quản lý lao động trực tiếp từ các phòng ban liên quan để thực đúng theo yêu cầu sản xuất.
CHRO là gì? CHRO là viết tắt của từ gì?
CHRO là cụm từ viết tắt của Chief Human Resources Officer, được hiểu là Giám đốc nhân sự – người nắm quyền “quản lý” và “chèo lái” nhân sự, con người. Giám đốc nhân sự là người có nhiệm vụ lập ra kế hoạch, chiến lược phát triển nguồn nhân sự cho công ty. Cụ thể là tuyển dụng, đào tạo ứng viên để họ có thể phát huy tối đa năng lực và sự sáng tạo của bản thân. Đồng thời tạo sự phối hợp để nhân lực trở thành nguồn tài nguyên quý báu và ngày càng lớn mạnh của doanh nghiệp.
CCO là gì? CCO là viết tắt của từ gì?
CCO là từ viết tắt của chức danh Chief Customer Officer, có nghĩa là Giám đốc kinh doanh – một chức danh lớn và quan trọng trong doanh nghiệp, chỉ đứng sau vị trí CEO (Giám đốc điều hành). Giám đốc kinh doanh là người điều hành toàn bộ các hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ theo chiến lược kinh doanh của công ty và theo chỉ đạo trực tiếp từ CEO.
CMO là gì? CMO là viết tắt của từ gì?
CMO là cụm từ viết tắt của Chief Marketing Office, được hiểu là Giám đốc Marketing. Vai trò và trách nhiệm của Giám đốc marketing sẽ liên quan đến việc nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, quan hệ công chúng,… Do đặc thù của chức vụ mà CMO phải đối mặt với nhiều lĩnh vực và đòi hỏi phải có năng lực toàn diện cả về chuyên môn lẫn quản lý, để từ đó tư vấn cho CEO về định hướng phát triển của tổ chức, doanh nghiệp.
So sánh giữa CEO và CFO
Đều giữ vị trí điều hành nhưng trách nhiệm của CEO và CFO rất khác nhau. CEO giám sát tổng thể hoạt động trong công ty, từ phòng Sales, Marketing đến phòng nhân sự… hay nói cách khác là vận hành công ty. CFO sẽ tập trung hơn vào hoạt động tài chính của doanh nghiệp, họ có trách nghiệm đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn có đủ nguồn tiền để duy trì hoạt động kinh doanh.
Một vài CFO nổi tiếng tại Việt Nam và thế giới
Gary Crittenden
Đây là người đứng sau thành công vang dội của công ty dịch vụ tài chính đa quóc gia American Express. Tốt nghiệp Thạc sĩ tại ngôi trường danh giá bậc nhất thế giới – Havard, ông đã tạo ra những thành tựu đột phá cho American Express. Ông đã mạnh tay cắt giảm những nhân sự thừa thải của công ty ( hơn 1000 người) để tinh giản bộ máy tài chính, giúp công ty tiết kiệm hơn 100 triệu USD/năm mà vẫn hoạt động hiệu quả khi không gánh vác một bộ máy quá lớn mà còn không làm được việc.
Jim Parker
Jim Parker được thế giới biết đến với lời khuyên tài chính đi vào lòng người: “Nhân tài là cốt lõi và tiết giảm chi phí một cách khôn ngoan”. Parker là một người coi trọng nhân tài, ông khắt khe trong việc chọn lựa nhân tài, sau đó đào tạo thật kỹ lưỡng rồi mới đưa họ vào bộ máy tài chính để cùng ông phát triển công ty. Jim Parker cũng là một bậc thầy trong việc cắt giảm chi phí.
Dương Thị Mai Hoa – CFO Vingroup
Bà từng đảm nhiệm vị trí tổng giám đốc kiêm giám đốc tài chính cho tập đoàn Vingroup suốt 5 năm, sau khi trời Vingroup, bà đầu quân về làm Tổng giám đốc cho ABBank. Bà là thạc sĩ tại Bỉ và là thành viên Hiệp hội Công chứng viên Anh Quốc (ACCA). Với 25 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, bà được nhiều người người biết đến và nể trọng.
Lê Thành Liêm – CFO Vinamilk
Ông là Thạc sĩ Tài chính và Thương mại Quốc tế từ Vương quốc Anh, và đã dành ⅓ cuộc đời cống hiến cho Vinamilk – tập đoàn sữa lớn tại Việt Nam. Những nỗ lực đáng ngưỡng mộ tại cái nôi đầu đời đầy vững chắc đã giúp ông Lê Thành Liêm sở hữu 49.7 tỷ VND cổ phiếu của công ty Vinamilk và trở thành vị giám đốc Tài chính đầy quyền lực.
Yêu cầu của vị trí CFO (Giám đốc tài chính)
Giám đốc tài chính cần đáp ứng được những yêu cầu nào? (Nguồn: Internet)
Những yêu cầu đối với vị trí CFO là gì? Bởi vì Giám đốc tài chính giữ một vai trò đặc biệt quan trọng và có những ảnh hưởng vô cùng lớn tới doanh nghiệp cũng như các hoạt động quản lý, kinh doanh. Cho nên, CFO phải sở hữu một nền tảng kiến thức và kỹ năng lớn để có thể chịu trách nhiệm với những quyết định của mình.
Bên cạnh đó, CFO cần phải có nền tảng kiến thức cơ bản về Tài chính – Kế toán, những kiến thức cơ bản cần có của người quản lý, lãnh đạo. Kiến thức về kinh doanh và kiến thức về thị trường cũng là những điều không thể thiếu. Và để vận dụng những kiến thức đó vào thực tế thì CFO phải nắm vững các kỹ năng bao gồm: kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng phân tích, quản trị doanh nghiệp, kỹ năng đàm phán,…
Mức lương của một CFO có cao không?
Bên cạnh câu hỏi CFO là gì thì mức lương của một CFO cũng là thắc mắc của nhiều người. Theo thống kê của Vietnamsalary, với những Giám đốc tài chính có kinh nghiệm và năng lực cao hơn có thể nhận mức lương lên đến vài trăm triệu mỗi tháng.
Đó là mức lương tại các tổ chức, doanh nghiệp trong nước. Thông thường, mức lương của CFO tại các tập đoàn đa quốc gia sẽ cao hơn các doanh nghiệp trong nước ít nhất 40%.
Ngoài mức lương cơ bản, Giám đốc tài chính còn nhận được chế độ phúc lợi và đãi ngộ rất tốt. Điều này khiến cho thu nhập thực tế của họ còn cao hơn những con số khảo sát trên rất nhiều.
Tuyển dụng vị trí CFO tại CareerViet
Tại CareerViet , bạn có thể tìm thấy những tin tuyển dụng việc làm Giám đốc tài chính với mức lương vô cùng hấp dẫn. Những nhà tuyển dụng kết nối với CareerViet đều là những công ty, doanh nghiệp lớn tại Việt Nam. Bạn sẽ có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đây là nền tảng tuyển dụng công nghệ cao giúp các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm việc làm Giám đốc tài chính và ứng viên kết nối với nhau. Không chỉ vậy, bạn có thể tự tạo CV bằng công cụ tạo CV online tại CVHay.
Lộ trình nghề nghiệp để trở thành CFO
Lộ trình thăng tiến để trở thành Giám đốc tài chính (Nguồn: Internet)
Giống như hầu hết các công việc khác, giám đốc tài chính đòi hỏi bạn phải bắt đầu từ những vị trí cơ bản. Cụ thể lộ trình thăng tiến để trở thành Giám đốc tài chính như sau:
- Khi mới vào nghề, các ứng viên sẽ bắt đầu làm ở vị trí Chuyên viên phân tích tài chính (Financial Analyst).
- Sau đó sẽ thăng tiến lên Chuyên viên phân tích tài chính cấp cao (Senior Financial Analyst) hoặc Chuyên viên hoạch định tài chính (Financial Controller).
- Kế tiếp là đến Trưởng phòng phân tích tài chính (Financial Analysis Manager)
- Và cuối cùng là Giám đốc kế hoạch tài chính (Financial Planning Associate Director).
Nếu bạn bắt đầu từ vị trí kế toán viên, bạn cần vài năm kinh nghiệm làm việc để tích lũy các kỹ năng và kiến thức về phân tích tài chính, lập kế hoạch tài chính, quản trị dòng tiền và quản trị tài chính dự án. Khi đủ năng lực, bạn có thể kiêm nhiệm vị trí kế toán trưởng và sau đó từng bước trở thành CFO.
Những câu hỏi thường gặp về CFO
CFO nghĩa là gì?
CFO là viết tắt của Chief Finance Officer, có nghĩa là Giám đốc tài chính. CFO là người chịu trách nhiệm tất cả hoạt động tài chính của công ty.
Giám đốc tài chính làm những việc gì?
Công việc của một CFO là quản lý tài chính bao gồm: nghiên cứu, phân tích, hoạch định và xây dựng các kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp,…
Trên đây, CareerViet đã giúp bạn trả lời câu hỏi CFO là gì, đồng thời cùng bạn tìm hiểu các thuật ngữ chức danh phổ biến khác như CEO, CPO, CHRO, CCO và CMO. Dù bạn là nhà tuyển dụng hay ứng viên, hi vọng những thông tin mà CareerViet mang lại đã giúp ích phần nào cho bạn trên con đường phát triển sự nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình cơ hội việc làm nhân sự cấp cao, hãy truy cập ngay CareerViet bạn nhé!
Top những từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất
Nha Trang tuyển dụng | Việc làm Bắc Giang | Tìm việc làm phổ thông tại Hà Nội
CareerViet