Software Engineer là ai? Đặc trưng công việc kỹ sư phần mềm

Song hành cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, lĩnh vực công nghệ thông tin cũng có nhiều bước đột phá mới mẻ. Kéo theo đó là những vị trí việc làm trong ngành công nghệ – thông tin xuất hiện ngày càng nhiều và cần có nguồn nhân lực dồi dào để đáp ứng. Kỹ sư phần mềm chính là một trong số những vị trí có nhu cầu tuyển dụng lớn hiện nay và cũng là công việc được nhiều bạn trẻ “săn đón” bởi mức thu nhập “khủng”. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về công việc này là gì vì đây là một ngành nghề khá mới mẻ trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Bài viết sau đây của CareerViet sẽ cho bạn câu trả lời đầy đủ nhất!

Software Engineer là ai?

Software Engineer (kỹ sư phần mềm) là các chuyên gia khoa học máy tính vận dụng những kiến ​​thức chuyên môn về nguyên lý kỹ thuật và ngôn ngữ lập trình để tạo ra sản phẩm phần mềm, thiết lập các trò chơi máy tính và chạy hệ thống điều khiển mạng.

Là một Software Engineer, bạn cần có kiến ​​thức sâu rộng về ngôn ngữ lập trình, phát triển phần mềm và hệ điều hành máy tính. Vì bạn thường phải áp dụng các nguyên tắc kỹ thuật này để thiết kế sản phẩm phần mềm.


Công việc Software Engineer là gì?

Bằng cách áp dụng những nguyên tắc kỹ thuật chuyên sâu vào mọi giai đoạn của quá trình phát triển, từ phân tích yêu cầu đến can thiệp vào quy trình phần mềm, Software Engineer có thể xây dựng các hệ thống tùy chỉnh theo yêu cầu của từng khách hàng. 

Phân loại Software Engineer

Vị trí công việc kỹ sư phần mềm có thể chia thành hai loại:

Kỹ sư ứng dụng

Kỹ sư ứng dụng là những người thiết lập hoặc điều chỉnh các ứng dụng cho doanh nghiệp bằng cách phân tích nhu cầu của người dùng cuối. Họ có nhiệm vụ thiết kế, xây dựng, cài đặt và duy trì những ứng dụng này. 

Kỹ sư hệ thống

Vị trí kỹ sư hệ thống sẽ đảm nhận vai trò điều phối công việc tạo ra, thực hiện bảo trì và phát triển hệ thống máy tính của doanh nghiệp. Cụ thể, họ sẽ điều phối nhu cầu của từng bộ phận, đề xuất hướng kỹ thuật phát triển hay thiết lập bất kỳ mạng nào để liên kết máy tính với công ty.

Mô tả công việc của Software Engineer

Software Engineer làm gì? Công việc của Software Engineer cụ thể ra sao? Về cơ bản, kỹ sư phần mềm trong lĩnh vực này sẽ đảm nhận những công việc sau đây:

Khai thác, xác định nhu cầu của khách hàng

Để có nhiều ý tưởng mới mẻ và thiết lập nên nhiều sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng, kỹ sư phần mềm cần liên tục khảo sát thị trường, thu thập ý kiến khách hàng tiềm năng và tìm ra nhu cầu thiết yếu của họ.

Trong kinh doanh, việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Bởi chỉ khi hiểu được nhu cầu của khách thì bạn mới mang đến nhiều sản phẩm phù hợp với họ hơn. Từ đó, sản phẩm sẽ tiếp cận với khách hàng một cách dễ dàng và kích thích hành vi mua sản phẩm từ khách hàng. 

Thiết kế những chương trình ứng dụng mới

Nhiệm vụ quan trọng nhất của Software Engineer là tạo ra các sản phẩm phần mềm hoặc ứng dụng mới. Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào quá trình tạo ra sản phẩm, người kỹ sư cần có bản thiết kế hoàn chỉnh để thực hiện công việc chính xác và nhanh chóng nhất.


Thiết kế, xây dựng các ứng dụng phần mềm

Kiểm tra và cài đặt ứng dụng

Khi đã hoàn tất bản thiết kế chi tiết và hoàn chỉnh, nhiệm vụ kế đến của Software Engineer là tiến hành cài đặt và phát triển các phần mềm, ứng dụng. Trong khi thực hiện cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ mọi công đoạn và tuân thủ trình tự để hạn chế tối đa việc xuất hiện lỗi.

Phối hợp với lập trình viên tạo mã code

Nhiều người thường nhầm lẫn Software Engineer và lập trình viên là như nhau. Tuy nhiên, đây là hai vị trí công việc hoàn toàn khác nhau và thường bổ trợ cho nhau.

Trong quá trình thiết lập phần mềm, Software Engineer và lập trình viên thường sẽ phối hợp cùng nhau để tạo sản phẩm hoàn chỉnh. Bởi có những ứng dụng cần phải xây dựng từ nhiều mã code. Do đó, Software Engineer sẽ phối hợp cùng lập trình viên viết những đoạn mã code phù hợp với sản phẩm để hoàn thành công việc nhanh chóng và hiệu quả nhất.


Tạo hệ thống mã code

Bảo trì hệ thống

Công tác bảo trì hệ thống thường xuyên hoặc định kỳ sẽ giúp gia tăng tuổi thọ của máy và cập nhật những tính năng mới cho ứng dụng. Nhờ đó, người dùng sẽ cảm thấy hài lòng khi trải nghiệm các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp do kỹ sư phần mềm tạo ra..

Có nên theo đuổi vị trí việc làm Software Engineer không?

Trong thời đại 4.0 bùng nổ như hiện nay, ngành công nghệ thông tin, phần mềm đã và đang trở thành xu hướng trên thị trường việc làm. Những sản phẩm công nghệ dần xuất hiện trong mọi lĩnh vực của hoạt động kinh doanh và cuộc sống thường ngày. Chính vì vậy, Software Engineer là công việc đáng mơ ước hiện nay.

Mức thu nhập cao, ổn định

Nhu cầu tuyển dụng Software Engineer cao nhưng số lượng nhân lực giỏi trong ngành lại khá hạn chế ở thời điểm hiện tại. Chính vì vậy, các đơn vị tuyển dụng sẵn sàng đưa ra mức lương “khủng” và đãi ngộ tốt cho vị trí này để chiêu mộ nhân tài. Do đó, nếu theo đuổi vị trí việc làm Software Engineer, bạn có thể sở hữu mức thu nhập cao hơn rất nhiều so với những ngành nghề khác.

Công việc ổn định, ít trở ngại

Software Engineer là vị trí công việc được đánh giá cao về tính ổn định và ít bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài. Trước tiên là xuất phát từ môi trường phát triển đặc thù, ít chịu ảnh hưởng bởi bối cảnh nền kinh tế cũng như biến động của xã hội. Hơn nữa, công việc Software Engineer cũng không đòi hỏi phải giao tiếp thường xuyên hay liên tục đổi mới. Để thành công trong nghề này, bạn cần sự chăm chỉ và kiên trì.


Cơ hội nghề nghiệp dành cho các kỹ sư phần mềm

Cơ hội tự khởi nghiệp

Việc làm kỹ sư phần mềm đang chiếm ưu thế, đặc biệt trong thời đại 4.0 như hiện tại. Chính vì vậy, cơ hội tìm kiếm việc làm tại các doanh nghiệp lớn hay tự khởi nghiệp cá nhân không phải là một thách thức đối với các Software Engineer.

Những kỹ năng cần có đối với một Software Engineer

Để có thể thành công vượt bậc trong lĩnh vực này, những kỹ sư phần mềm không chỉ cần có khả năng lập trình hay viết code mà còn cần trang bị thêm một số kỹ năng mềm quan trọng sau đây:

Kỹ năng kỹ thuật

Tất nhiên để hoàn thành tốt công việc trong ngành công nghệ thông tin thì kỹ năng kỹ thuật là yếu tố không thể thiếu. Với công việc chuyên sâu và xây dựng và thiết kế phần mềm như Software Engineer, bạn cần hiểu rõ cũng như sử dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình cùng các hệ điều hành phổ biến. Tiêu biểu như: JavaScript, Linux/Unix, Java, Ruby, PHP, Python, CSS, HTML và C, C ++,…

Kỹ năng làm việc nhóm

Để hoàn thành tốt một sản phẩm phần mềm, bạn sẽ phải thực hiện rất nhiều công đoạn khác nhau, từ việc lên ý tưởng, thiết kế, lập kế hoạch thực hiện và tiến hành phát triển sản phẩm. Trong suốt quá trình thực hiện, bạn sẽ phải phối hợp với rất nhiều người trong cùng bộ phận hoặc cũng có thể là khác bộ phận. Vì vậy, biết cách hợp tác hiệu quả với đồng đội sẽ giúp sản phẩm phần mềm được hoàn thành tốt và nhanh nhất.


Phối hợp ăn ý với đồng đội để tạo nên những sản phẩm hoàn thiện 

Kỹ năng ngoại ngữ

Hiện nay, các ngành nghề liên quan đến công nghệ thông tin đều yêu cầu người làm phải biết cơ bản về tiếng Anh để phát triển chuyên sâu hơn. Bạn không cần phải sử dụng thành thạo nhưng ít nhất là có thể đọc hiểu được các tài liệu chuyên ngành. hơn nữa, việc giỏi ngoại ngữ sẽ giúp bạn dễ dàng trao đổi, làm việc với các đối tác nước ngoài, nâng cao cơ hội việc làm cũng như thăng tiến.

Kỹ năng xử lý lỗi

Ở vị trí Software Engineer, bạn cần phải giải quyết được những vấn đề mà các lập trình viên không thể xử lý được. Quan trọng nhất là biết cách khắc phục sự cố phần mềm và xử lý lỗi để đảm bảo chương trình luôn vận hành mượt mà, hiệu quả.


Xử lý lỗi là kỹ năng không thể thiếu đối với các kỹ sư phần mềm

Liệu xu hướng phát triển Trí Tuệ Nhân Tạo có thể thay thế Software Engineer?

Tuy đã được ứng dụng trong nhiều ngành nghề nhưng tiềm năng của AI (hay Trí Tuệ Nhân Tạo) được đánh giá là vô hạn. Đứng trước nhiều đổi mới trong thế giới kỹ thuật số, đã có nhiều tranh cãi cho rằng các siêu máy tính có thể thay thế con người. Song song đó, vẫn có nhiều tác vụ yêu cầu sự tham gia của con người. Vậy lợi ích mà trí thông minh nhân tạo mang đến hiện nay là gì?

Đã có 1 cuộc thi viết code với hơn 5000 người tham gia và kết quả được dùng để so sánh với khả năng của AI. Kết quả là hệ thống đã vượt trội hơn 45% lập trình viên. Ngoài ra, việc ứng dụng học máy còn có thể cải thiện năng suất đáng kể của Software Engineer.

Phát triển phần mềm AI đang dần mở rộng và tiếp cận nhiều doanh nghiệp hơn, thúc đẩy nỗ lực chuyển đổi kỹ thuật số. Những hệ thống thông minh đã được áp dụng để cải thiện sản phẩm, dịch vụ, và tiết kiệm nhiều khoản chi cho doanh nghiệp.

Dù có một màn trình diễn tuyệt vời nhưng chắc chắn không có doanh nghiệp nào chỉ dựa vào AI mà không cần đến sự điều khiển của con người. Ứng dụng Trí Tuệ Nhân Tạo đúng thời điểm và đúng công việc sẽ tối ưu lợi ích hơn. Vậy, những lợi ích khi ứng dụng AI vào công việc của Software Engineer là gì? Bạn hãy tìm hiểu ở mục tiếp theo nhé.

Trí Tuệ Nhân Tạo có thể giúp đỡ gì cho Software Engineer?

Lợi ích khi ứng dụng AI để phát triển ứng dụng phần mềm

Bảo mật dữ liệu nâng cao

Hệ thống AI có thể thu thập dữ liệu từ hoạt động mạng. Từ đó, bạn có thể dễ dàng truy vết những hoạt động bất thường, ngăn ngừa nguy cơ bị đánh cắp thông tin. Đặc biệt hơn, doanh nghiệp còn có thể giảm thiểu những cảnh báo lỗi và báo động sai lệch do hệ thống.

Tự động hóa tác vụ

Software Engineer sẽ tiết kiệm được kha khá thời gian dùng để tạo mã, thử nghiệm và điều chỉnh vì đã có sự xuất hiện của ứng dụng AI. Viết mã thủ công? Trí tuệ nhân tạo sẽ đảm nhận nhiệm vụ đó thay bạn. Hãy dành thời gian để ra quyết định ở các dự án quy mô lớn hơn.

Xác định và phân tích lỗi

Làm sao để biết lỗi đến từ đâu và cách khắc phục? Các kỹ sư phần mềm từng phải vật lộn với vô số tệp để tìm ra điểm sai sót. Nay đã có công cụ AI giúp đỡ, làm giảm đáng kể thời gian dành ra để tìm hiểu nguyên do và cách khắc phục.

Lên kế hoạch xây dựng phần mềm tốt hơn

Với khả năng học không gián đoạn. Công nghệ AI có tiếp thu được các quy tắc kinh doanh, xử lý ngôn ngữ để cho ra chiến lược xây dựng phần mềm hoàn chỉnh chỉ trong thời gian ngắn. Đồng thời, người kỹ sư phần mềm có thể biết trước chi phí, thời gian dự án trước khi bắt tay vào làm. Điều này vừa tiết kiệm thời gian, vừa tăng chất lượng của các ứng dụng.

Lợi ích khi ứng dụng AI để phát triển ứng dụng phần mềm

Có nhiều ứng dụng thông minh mà người trong ngành có thể nhờ đến như siêu máy tính ChatGPT, thường được dùng để giải đáp những câu hỏi hóc búa. Thay vì phải dành nhiều ngày “vò đầu bứt tai” thì bây giờ, bạn chỉ cần nhập câu hỏi vào hệ thống. Câu hỏi đưa ra càng chi tiết, câu trả lời bạn nhận lại càng tỉ mỉ.

Theo một số nhận định, ChatGPT có thể truy xuất SQL và thuật toán bằng bất kỳ ngôn ngữ nào mà bạn yêu cầu. Đương nhiên, bạn đừng bỏ qua bước xác thực dữ liệu trước khi ứng dụng chúng vào sản phẩm của mình nhé.

Thu nhập của Software Engineer hiện nay bao nhiêu?

Như đã đề cập, Software Engineer là vị trí việc làm được nhiều ứng viên săn đón bởi mức thu nhập “khủng”. Tại Việt Nam, mức lương của Software Engineer theo mẫu báo cáo của VietnamSalary là 18.4 triệu đồng/tháng. Mức lương cao nhất dành cho những ai có từ 5 – 10 năm kinh nghiệm lên đến 46 triệu đồng/tháng. Dữ liệu này được tổng hợp từ 50 mẫu việc làm đăng tuyển trên CareerViet.vn.


Mức thu nhập trung bình của các kỹ sư phần mềm hiện nay

Tìm việc làm Software Engineer ở đâu?

Hiện nay, để tìm việc làm Software Engineer không phải là vấn đề quá khó khăn vì vị trí này luôn có nhu cầu tuyển dụng lớn trên thị trường. Tuy nhiên, đầu mối tìm việc làm ở đâu uy tín không phải ứng viên nào cũng biết. Nỗi lo lắng này sẽ được giải quyết khi bạn biết đến trang thông tin tuyển dụng việc làm CareerViet.vn.


Tìm việc làm Software Engineer ở đâu uy tín?

Tại CareerViet , bạn sẽ nhanh chóng tìm được list công việc yêu thích ở nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ khác nhau. Thông tin tuyển dụng được đăng tải đều là những nguồn tin chính thống, uy tín, đã qua kiểm duyệt của CareerViet . Do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm tham khảo các công việc yêu thích và “apply” nếu cảm thấy phù hợp. Đặc biệt, tại CareerViet , bạn có thể khởi tạo CV miễn phí và nộp hồ sơ xin việc online. Hãy nhanh tay truy cập vào CareerViet nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm nhé!

Trên đây là toàn bộ những mô tả về việc làm Software Engineer đầy đủ và chi tiết nhất. Hy vọng đó sẽ là cẩm nang hữu ích dành cho những ai đang có ý định trở thành một kỹ sư phần mềm trong tương lai. Đừng quên, CareerViet luôn cập nhật liên tục những việc làm mới và thú vị, bạn có thể truy cập tại đây để khám phá chi tiết nhé!

Top những từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất:

Công ty Vinamilk tuyển dụng | LTD Đức | Tìm việc Thế giới di dộng

  CareerViet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *