Procurement là gì? Tìm hiểu sự khác nhau giữa Purchasing Và Procurement

Procurement là thuật ngữ quen thuộc thường được nhắc đến trong lĩnh vực Quản trị Chuỗi cung ứng. Cụ thể, thuật ngữ này gắn liền với hoạt động thu mua, cung ứng và tìm nguồn hàng hoá. Vậy cụ thể, Procurement là gì? Quy trình vận hành ra sao? Và có gì khác biệt với Purchasing? Đọc ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Ứng tuyển ngay

Procurement là gì?

Thông tin cơ bản về procurement trong kinh doanh (Nguồn: Freepik)

Procurement là gì? Procurement được hiểu một cách đơn giản là thu mua. Đây là quá trình bao gồm việc lập kế hoạch, xây dựng chiến lược và duy trì hoạt động mua hàng của các tổ chức, doanh nghiệp. Đối tượng của hoạt động thu mua là các nguyên vật liệu thô, các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất, hoặc hàng hoá và dịch vụ cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thu mua là hoạt động đầu tiên trong chuỗi cung ứng hàng hoá và logistics.

Ngày nay, quá trình thu mua không chỉ đơn thuần là mua hàng mà còn là chiến lược sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Là cơ sở nền tảng cho các hoạt động kế tiếp, hoạt động thu mua cần được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo rằng chúng phù hợp với các mục tiêu và quy trình kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời hạn chế tối đa sự biến động của sản xuất và giá thành sản phẩm.

Trong các doanh nghiệp, hoạt động thu mua được thực hiện bởi một bộ phận chuyên trách. Người đứng đầu là Procurement Manager. Hỗ trợ cho người đứng đầu bộ phận là các nhân viên hành chính và nhân viên Procurement.

Sự khác nhau giữa Purchasing Và Procurement

Khi nói đến hoạt động thu mua, chúng ta thường sử dụng hai thuật ngữ Procurement và Purchasing thay thế cho nhau. Vậy hai thuật ngữ này là khác nhau hay có cùng một ý nghĩa?

Câu trả lời là không! Thực chất hai thuật ngữ này hoàn toàn khác nhau và chức năng hoạt động cũng khác nhau. Hãy xem xét những đặc điểm sau đây để có cái nhìn sâu hơn về sự khác biệt này nhé.

  • Về nguyên tắc: nếu như Procurement có chức năng chiến lược thì Purchasing chỉ là một chiến thuật nhằm đạt được hiệu quả mua hàng cao nhất.
  • Về quy mô: Phạm vi hoạt động của Procurement bao gồm hoạt động trước, trong và sau khi mua hàng; rộng hơn rất nhiều so với Purchasing. Trong khi đó, Purchasing chỉ là một tập hợp con của Procurement. Nói cách khác Purchasing là chức năng giao dịch của Procurement.
  • Về chất lượng hàng hoá: Là một quy trình chiến thuật, Purchasing không thể hoạt động tác biệt với Procurement. Procurement sẽ là bộ phận phải đánh giá về chất lượng hàng hóa định kỳ. Còn Purchasing sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của cấp trên về bảng đánh giá.

Những kỹ năng cần có của một Procurement

Những kỹ năng cốt lõi để trở thành một nhân viên thu mua (Nguồn: Freepik)

Tuỳ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mà sẽ có yêu cầu riêng về kiến thức và kỹ năng chuyên môn đối với nhân viên Procurement. Tuy nhiên để trở thành một Procurement bạn cần có những kỹ năng quan trọng sau:

Thứ nhất, khả năng tư duy chiến lược tốt: Đối với vị trí nhân viên thu mua thì khả năng tư chiến lược là điều vô cùng quan trọng. Bởi, Procurement cần đảm bảo việc thu mua hàng hoá phải tối ưu chi phí, giảm lãng phí và gia tăng lợi nhuận.

Thứ hai, có kỹ năng đàm phán tốt: Procurement vừa là người mua hàng mà cũng là người cung ứng hàng hoá. Trong vai trò là người mua hàng bạn sẽ phải đàm phán với nhà cung cấp để nhận được mức giá tốt nhất. Còn đối với vai trò của người cung ứng, bạn sẽ phải thuyết phục khách hàng lựa chọn và sử dụng sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.

Thứ ba, giải quyết tốt các xung đột. Trong quá trình đàm phán với khách hàng, theo dõi đơn hàng hoặc kiểm tra chất lượng hàng hoá thì xung đột trong quá trình làm việc là điều không thể tránh khỏi. Vì thế, các Procurement cần phải biết cách giải quyết các xung đột hiệu quả nhất. Điều này vừa giúp duy trì mối quan hệ vừa giúp đảm bảo quy trình thu mua diễn ra một cách tốt nhất.

Những kỹ năng trên đây thường không tồn tại độc lập mà chúng sẽ bổ trợ cho nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất trong quá trình thu mua. Bạn nên chú ý rèn luyện tất cả các kỹ năng này, đừng chỉ tập trung vào một kỹ năng nào đó mà bỏ qua các kỹ năng khác. Có như vậy bạn mới trở thành một nhân viên Procurement chuyên nghiệp được.

Mức lương trung bình của các vị trí Procurement

Sau khi đã biết Procurement là gì thì hãy cùng CareerViet khám phá về mức lương của các vị trí Procurement nhé!

Tuỳ thuộc vào quy mô kinh doanh của doanh nghiệp mà mức lương của Procurement sẽ có sự tăng giảm nhất định. Bạn có thể tham khảo mức lương cụ thể theo khảo của Vietnamsalary dưới đây:

Có thể thấy rằng, làm việc tại vị trí Procurement trong các doanh nghiệp bạn sẽ kiếm được mức thu nhập rất tốt. Hơn nữa, cơ hội thăng tiến với nghề Procurement dành cho những bạn sinh viên mới tốt nghiệp rất rộng mở. Chỉ cần các bạn chăm chỉ và chú trọng rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp thì thành công sẽ ở trong tầm tay.

Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp khi ứng tuyển Procurement

Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp khi ứng tuyển procurement (Nguồn: Freepik)

Nếu bạn là một ứng viên quan tâm đến vị trí Procurement thì bộ câu hỏi phỏng vấn sau chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình phỏng vấn. Cụ thể:

  1. Hãy giới thiệu đôi chút về bản thân bạn? 
  2. Bạn đã làm việc tại công ty, doanh nghiệp nào chưa? Tại sao lại nghỉ việc ở đó?
  3. Theo bạn hiểu procurement là gì? Công việc chính của procurement là gì?
  4. Hãy kể một số điểm mạnh của bạn?
  5. Tiêu chí lựa chọn nhà của cung cấp của bạn như thế nào?
  6. Quy trình tìm kiếm nguồn hàng của bạn như thế nào?
  7. Nhà cung cấp giao hàng không đúng mẫu mã, bạn sẽ làm thế nào?
  8. Bạn xử lý hàng tồn kho thế nào tối ưu và hiệu quả?
  9. Dự án nào sẽ cần có hợp đồng mua hàng?
  10. Bạn kỳ vọng điều gì khi ứng tuyển tại công ty/doanh nghiệp chúng tôi?

Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã hiểu được phần nào Procurement là gì rồi phải không? Hiện tại Procurement là lĩnh vực có tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Hy vọng bài viết này hu ích cho những bạn đang trong quá trình tìm kiếm việc làm. Hãy liên tục theo dõi CareerViet để khám phá những thông tin nghề nghiệp thú vị khác và đừng quên truy cập CVHay để tạo ra những chiếc CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé!

Top những từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất:

Tìm việc làm lao động phổ thông tại Đà Nẵng | Tuyển lao động phổ thông tại Đà Nẵng | Tuyển dụng lao động phổ thông tại Đà Nẵng

  CareerViet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *