Sự phát triển của ngành Giao thông vận tải luôn song hành với sự tăng trưởng của ngành Kinh tế. Nơi nào có nền Kinh tế phát triển mạnh mẽ thì đều có nền Giao thông vận tải tân tiến. Do đó, việc làm ngành Giao thông vận tải luôn được săn đón và không bao giờ lỗi mốt Để tìm hiểu chi tiết về cơ hội việc làm cũng như mức lương của nhóm ngày này, CareerViet sẽ chia sẻ các thông tin bổ ích qua bài viết bên dưới.
Ngành giao thông vận tải là gì?
Giao thông vận tải (Transportation sector) được định nghĩa là nhóm ngành liên quan đến sự vận chuyển con người, sản phẩm/hàng hóa hay con vật đến các địa điểm khác nhau. Nhóm ngành này đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống, giúp cho việc mua bán hàng hóa, di chuyển qua lại giữa các vùng miền trở nên dễ dàng hơn. Điều này giúp tạo ra nhiều giá trị gia tăng trong quá trình hoạt động giao thông vận tải.
Giao thông vận tải chủ yếu được chia thành 5 loại hình phổ biến như sau:
- Đường sắt
- Đường bộ
- Đường thuỷ
- Hàng không
- Đường ống (vận chuyển nhiên liệu, nguyên liệu rời)
Vai trò của ngành giao thông vận tải là nhân tố cốt lõi cho sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế. Vì thế, trên thực tế, có thể thấy rõ ràng rằng những nơi có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ đều sở hữu nền giao thông vận tải hiện đại, tiên tiến. Cụ thể, ngành giao thông vận tải đặc biệt quan trọng trong việc:
- Đảm bảo cho quá trình giao thương kinh tế, sản xuất và xuất khẩu hàng hóa diễn ra bình thường và liên tục.
- Đảm bảo nhu cầu di chuyển của người dân.
- Đóng vai trò trong việc thúc đẩy sự phân bố dân cư, ổn định và cân bằng mật độ dân số giữa các khu vực.
- Thúc đẩy những hoạt động kinh tế – văn hóa ở các vị trí vùng sâu vùng xa.
- Tăng cường sức mạnh của an ninh quốc gia, quốc phòng ở trong và ngoài khu vực.
- Thực hiện nhiệm vụ là cầu nối giao lưu kinh tế – xã hội giữa các khu vực, quốc gia trên toàn thế giới.
Xem thêm
- Ngành kinh doanh quốc tế là gì? Nên học trường nào và nhu cầu nhân lực
- Ngành ngân hàng là gì? Ngành tài chính ngân hàng học trường nào?
Ngành giao thông vận tải đóng vai trò cốt lõi trong sự phát triển của nền kinh tế (Nguồn: Internet)
Mức lương của ngành giao thông vận tải
Có thể nhận thấy rõ sự liên kết giữa ngành Giao thông vận tải đối với sự phát triển chung của nền Kinh tế trong khu vực. Vì thế, việc làm thuộc nhóm ngành này có nhu cầu tuyển dụng khá cao trên thị trường việc làm. Hầu hết các doanh nghiệp, công ty hay tổ chức đều cần đến vị trí công việc thuộc nhóm ngành Giao thông vận tải trong cơ cấu tổ chức. Do vậy, họ sẽ không ngần ngại chi trả xứng đáng để chiêu mộ “nhân tài” phù hợp.
Lương ngành Giao thông vận tải thuộc mức cao và rất ổn định. Cụ thể, mức lương của một số nhóm ngành phổ biến trong lĩnh vực này phải kể đến như:
- Kỹ sư cơ khí: 4.000.000 – 30.000.000 VNĐ/tháng.
- Kỹ sư xây dựng công trình: 4.000.000 – 40.000.000 VNĐ/tháng.
- Kỹ sư quản lý dự án: 8.000.000 – 50.000.000 VNĐ/tháng.
- Kỹ sư kỹ thuật môi trường: 6.000.000 – 25.000.000 VNĐ/tháng.
Tùy theo năng lực thực tế, kinh nghiệm chuyên môn cũng như kỹ năng cá nhân mà mức lương này có thể có sự chênh lệch nhất định. Để tìm hiểu chi tiết và kỹ càng hơn về mức lương của ngành giao thông vận tải này, bạn có thể truy cập ngay vào VietnamSalary để cập nhật các thông tin và thống kê mới nhất.
Xem thêm:
- Ngành Báo Chí Là Gì? Cơ Hội Thăng Tiến Và Mức Lương Ngành Báo Chí
- Ngành Quản Trị Du Lịch Và Lữ Hành Là Gì? Tìm hiểu từ A – Z
Cơ hội việc làm của ngành giao thông vận tải
Cơ hội việc làm của ngành Giao thông vận tải vô cùng rộng mở. Nguyên nhân là vì sự phát triển của nhóm ngành này liên quan mật thiết với tình trạng kinh tế của khu vực. Do đó, việc tìm được một công việc phù hợp sau khi ra trường đối với các bạn sinh viên là rất lớn. Một số nghề nghiệp phổ biến trong ngành này mà bạn có thể ứng tuyển như:
- Kỹ sư cơ khí giao thông vận tải: Đây là công việc liên quan chủ yếu đến máy móc và kỹ thuật. Người đảm nhiệm cần thực hiện các nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, chế tạo, khai thác, sửa chữa,… những loại máy móc khác nhau áp dụng trong ngành Giao thông vận tải.
- Kỹ sư kinh tế giao thông vận tải: Công việc này đòi hỏi sự kết hợp thuần thục giữa tư duy kinh doanh và chuyên môn về Giao thông vận tải. Những người phụ trách cần hoạch định các chính sách, suy nghĩ kế hoạch, chiến lược kinh doanh cho việc sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế hay tham gia đầu tư vào những dự án liên quan đến Giao thông vận tải.
- Kỹ sư xây dựng công trình giao thông: Đây là vị trí cần có sự phối hợp hài hòa giữa chuyên môn về lĩnh vực xây dựng và chuyên môn về Giao thông vận tải. Người kỹ sư xây dựng công trình giao thông là người đảm nhiệm việc thiết kế, nghiên cứu, giám sát và quản lý các dự án, thi công công trình giao thông công cộng như đường sắt, đường bộ, cầu vượt,…
- Kỹ sư kỹ thuật: Công việc của kỹ sư mảng kỹ thuật sẽ phụ trách các hệ thống máy móc điều khiển tự động trong lĩnh vực Giao thông vận tải như hệ thống tín hiệu giao thông (đèn giao thông, biển báo tự động v.v…).
- Kỹ sư quy hoạch và quản lý giao thông vận tải: Công việc này đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chuyên môn về quy hoạch kiến trúc và lý thuyết về Giao thông vận tải. Công việc của vị trí kỹ sư này đó là nghiên cứu kế hoạch quy hoạch, phát triển và quản lý Giao thông vận tải cấp vùng hay cấp Quốc gia.
- Kỹ sư điều khiển các quá trình vận tải: Đây là những người sẽ tham gia trực tiếp vào bộ máy điều khiển, điều hành, chỉ huy những quá trình vận tải của các phương tiện vận tải.
- Kỹ sư kỹ thuật môi trường: Công việc này chủ yếu liên quan đến việc nghiên cứu các vấn đề gây ảnh hưởng đến môi trường do hoạt động Giao thông vận tải gây nên, từ đó, đưa ra các đề xuất và kế hoạch khắc phục kịp thời và phù hợp.
Xem thêm
- Ngành dược thi khối nào? Các môn học khi học dược chi tiết nhất
- Duplex là gì? Tất tần tật về thiết kế, ưu điểm căn hộ Duplex
Cơ hội việc làm ngành Giao thông vận tải vô cùng rộng mở (Nguồn: Internet)
Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành giao thông vận tải
Trên thực tế, ngành Giao thông vận tải phát triển song song với sự tăng trưởng của nền Kinh tế trong khu vực. Vì thế, nhu cầu tuyển dụng nhân sự liên quan đến nhóm ngành này luôn gia tăng qua từng năm và không có dấu hiệu bị “lỗi mốt” trên thị trường việc làm. Các nhà tuyển dụng từ các doanh nghiệp lớn, công ty hay tổ chức đều không ngần ngại đưa ra các đãi ngộ cực kỳ tốt để tìm kiếm các ứng viên thích hợp với vị trí công việc. Có thể nhận thấy, nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho nhóm ngành này luôn sôi động và đa dạng các chức vụ, phù hợp với cả các bạn sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm.
Xem thêm
- Nên học ngành sư phạm nào? Ngành sư phạm thi khối nào?
- Ngành Y Dược Thi Môn Gì? Các Chuyên Khoa Ngành Y chi tiết nhất
Tố chất của người học ngành giao thông vận tải
Ngành Giao thông vận tải được biết đến là nhóm ngành đòi hỏi chuyên môn nghề nghiệp cao, kỹ thuật thành thạo so với những ngành nghề khác. Do đó, nếu xác định theo đuổi đam mê liên quan đến ngành này ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì bạn cần đảm bảo rèn luyện thuần thục các tố chất như bên dưới đây:
- Khả năng học thuật về các môn tự nhiên như toán học, vật lý và đặc biệt là có năng khiếu ở môn mỹ thuật.
- Khả năng phối hợp với đồng đội, làm việc nhóm tốt. Điều này giúp ích cho bạn khi tham gia vào các dự án về Giao thông vận tải. Bởi không phải làm việc riêng lẻ mà bạn cần biết cách kết hợp với mọi người trong suốt quá trình thực hiện. Rèn luyện tinh thần xây dựng, khả năng phối hợp, làm việc ăn ý sẽ giúp bạn thu hoạch được kết quả xứng đáng.
- Có sự tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc. Có tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ và công việc được giao.
- Công việc chủ yếu liên quan nhiều đến kỹ thuật, xây dựng và tư duy nên đòi hỏi bạn cũng phải có khả năng chịu được áp lực tốt, có thể chất khỏe mạnh để thích nghi với cường độ cao từ công việc.
Xem thêm
- Ngành ngân hàng là gì? Ngành tài chính ngân hàng học trường nào?
- Ngành kinh tế quốc tế là gì? Trường đại học nào đào tạo uy tín?
Khả năng làm việc nhóm là tố chất cần có khi làm việc trong ngành Giao thông vận tải (Nguồn: Internet)
Ngành giao thông vận tải học trường nào?
Ngành Giao thông vận tải học trường nào? Trên thực tế, nhóm ngành này có sự liên quan mật thiết với xã hội nên nhu cầu học tập cũng gia tăng. Điều này khiến cho nhiều trường đại học trên thị trường hiện nay nhận đào tạo, giảng dạy bộ môn này. Tuy nhiên, để đảm bảo đầu ra cũng như nhận được chất lượng giảng dạy tốt, bạn cần đảm bảo lựa chọn được ngôi trường uy tín, chất lượng để theo học, cụ thể như một số cái tên bên dưới đây:
- Đại học Giao thông vận tải Hồ Chí Minh.
- Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh.
- Đại học Quốc tế TP. Hồ Chí Minh.
- Đại học Kiến Trúc Hồ Chí Minh.
- Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Đại học giao thông vận tải Hà Nội
Xem thêm:
- Kỹ sư hóa học là gì? Cơ hội việc làm và mức lương như thế nào?
- Truyền thông đa phương tiện là gì? Trường nào đào tạo uy tín?
Thi ngành giao thông vận tải học khối nào?
Ngành Giao thông vận tải là nhóm ngành yêu cầu kỹ thuật chuyên môn nghiên về bên logic và Toán học khá nhiều nên hầu hết các khối học của nhóm ngành này liên quan đến những môn tự nhiên. Cụ thể, ngành Giao thông vận tải thi khối nào? Bạn có thể chọn thi một trong số những khối thi như bên dưới đây:
- Khối A: Toán – Lý – Hóa
- Khối A1: Toán – Lý – Anh
- Khối D: Toán – Văn – Anh
Xem thêm: Công cụ tính lương Gross – Net.
Trên đây là các thông tin xoay quanh về nhóm ngành Giao thông vận tải. Hy vọng sau khi đọc xong, bạn sẽ biết thêm được nhiều kiến thức hữu ích liên quan đến ngành nghề có tính ứng dụng cao này để có định hướng nghề nghiệp rõ ràng trong tương lai. Ngoài ra, nếu có nhu cầu muốn tìm kiếm những mẫu CV đẹp để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, truy cập ngay CVHay để tham khảo cách thiết kế CV sao cho độc đáo, nâng cao cơ hội trúng tuyển công việc mong muốn. Đừng quên truy cập CareerViet để cập nhật nhiều thông tin về các ngành nghề phổ biến hiện nay cũng như tìm kiếm các tin tuyển dụng chất lượng khác.
CareerViet