Kế Toán Doanh Nghiệp Là Gì? Cơ Hội Việc Làm Và Điều Cần Phải Biết

Kế toán doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình vận hành và phát triển chung của công ty. Do đó, vị trí tuyển dụng này luôn đòi hỏi nhiều tiêu chí khắt khe về trình độ chuyên môn, kỹ năng cũng như kinh nghiệm. Vậy thực tế, kế toán doanh nghiệp là gì? Cùng tham khảo chi tiết qua bài viết dưới đây để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích, giúp quá trình ứng tuyển trở nên thuận lợi hơn. 

Kế toán doanh nghiệp là gì?

Khái niệm về kế toán doanh nghiệp là gì luôn là thắc mắc chung của nhiều người. Thực tế, đây là vị trí chuyên đảm nhận nhiệm vụ thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin tài chính, kinh tế, dưới hình thức giá trị, hiện vật hay thời gian lao động tại doanh nghiệp. Theo đó, kế toán doanh nghiệp được chia làm hai bộ phận chính gồm:

  • Kế toán thuế: Bộ phận chịu trách nhiệm đảm bảo doanh nghiệp vận hành theo đúng chế tài, quy định của pháp luật sở tại hiện hành. Đồng thời, kế toán thuế cũng giúp công ty thực hiện đầy đủ các trách nhiệm, nghĩa vụ đối với Nhà nước. Từ đó, doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ một cách kịp thời và chính xác nhất.
  • Kế toán nội bộ (kế toán quản trị): Bộ phận chịu trách nhiệm tập hợp mọi phát sinh trong quá trình hoạt động thực tế của doanh nghiệp, từ đó đưa ra số liệu chính xác nhất.

Tìm hiểu chi tiết về khái niệm kế toán doanh nghiệp là gì (Nguồn: Internet)

Công việc của một kế toán doanh nghiệp là gì? Sự khác nhau so với kế toán công

Công việc của một kế toán doanh nghiệp là gì? Dưới đây là danh mục các nhiệm vụ cơ bản nhất:

  • Thu thập và xử lý các thông tin, số liệu kế toán, kiểm toán theo chế độ.
  • Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi, công nợ tài chính, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp từ đó phân tích thông tin số liệu kế toán.
  • Kiểm dò để phát hiện các sai sót trong quá trình xử lý số liệu.
  • Cung cấp thông tin tài chính và đề xuất kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động.
  • Tổng hợp thông tin và lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp.
  • Thực hiện các hoạt động liên quan khác.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa kế toán doanh nghiệp và kế toán công. Thực tế, hai vị trí này có rất nhiều khác biệt rõ ràng, nhất là về đối tượng và mục đích theo dõi. Cụ thể, đối tượng theo dõi của kế toán doanh nghiệp là tình hình hoạt động của công ty, từ đó nhằm mục đích phân tích doanh thu, chi phí phát sinh để đưa ra số liệu chính xác về lợi nhuận. Trong khi đó, kế toán công sẽ ngược lại, không thực hiện và hướng đến mục đích này. 

Kế toán doanh nghiệp phụ trách cùng lúc nhiều công việc khác nhau (Nguồn: Internet)

Các thành phần của một kế toán doanh nghiệp

Theo pháp luật quy định hiện hành, kế toán doanh nghiệp được chia làm 3 thành phần chính. Cụ thể gồm:

  • Kế toán: Thành phần này bao gồm kế toán hàng hoá, nguyên vật liệu, sản phẩm, kế toán chi phí và hạch toán giá thành.
  • Giao dịch: Giao dịch tiền mặt, tiền gửi, tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình và giao dịch ngoại tệ.
  • Hạch toán: Hạch toán với khách hàng, đối tác, hạch toán tiền lương, hạch toán ngân sách, hạch toán người nhận tạo ứng.

Kế toán doanh nghiệp gồm 3 thành phần chính (Nguồn: Internet)

Quy trình của một kế toán doanh nghiệp sản xuất

Bước 1: Tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Đây là bước đầu tiên quan trọng nhất trong quy trình làm việc của kế toán doanh nghiệp. Mục đích hướng đến là tập hợp đầy đủ các phát sinh liên quan đến doanh thu, chi phí trong kỳ báo cáo tại đơn vị, đồng thời kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của chứng từ kế toán trước khi đưa vào quy trình hạch toán.

Bước 2: Lập các chứng từ kế toán gốc

Chứng từ gốc bao gồm các tài liệu được lập trực tiếp khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc vừa hoàn thành, đó có thể là hóa đơn, phiếu xuất nhập vật tư, lệnh thu chi tiền mặt,… Mục đích chính là dựa trên các chứng từ tổng hợp được để xây dựng bộ hồ sơ kế toán hoàn chỉnh.

Bước 3: Ghi các sổ kế toán

Căn cứ chứng từ gốc đã được kiểm tra và đối chiếu, kế toán sẽ tiến hành hạch toán các bút toán theo nguyên tắc và quy định hiện hành. Ngày nay, công tác này đã được hỗ trợ rất nhiều, trở nên thuận lợi hơn nhờ vào các phần mềm kế toán hiện đại.

Bước 4: Thực hiện các bút toán điều chỉnh và kết chuyển

Cuối kỳ, kế toán chịu trách nhiệm kiểm tra, rà soát lại toàn bộ số liệu đã hạch toán để tiến hành điều chỉnh các sai sót. Tất cả số liệu hoàn chỉnh cuối cùng phải được kết chuyển theo đúng nguyên tắc hiện hành. 

Bước 5: Lập bảng cân đối số phát sinh

Bảng cân đối số phát sinh là tài liệu tổng hợp số dư đầu kỳ, số phát sinh và số dư cuối kỳ của tất cả các tài khoản trong kỳ của một doanh nghiệp. Qua đây cho thấy tình hình tổng quát tăng giảm, hiện có của tài sản cũng như nguồn vốn trong kỳ báo cáo.

Bước 6: Lập bộ báo cáo tài chính, quyết toán thuế

Định kỳ theo quy định của cơ quan Thuế hoặc yêu cầu từ lãnh đạo, kế toán có trách nhiệm lập tờ khai thuế, quyết toán thuế và lập báo cáo tài chính theo đúng mẫu ban hành và đang có hiệu lực. Mục đích chính là cung cấp các số liệu kế toán nhằm phục vụ công tác quản lý của cơ quan Thuế cũng như nhu cầu lập kế hoạch, ra quyết định của lãnh đạo doanh nghiệp.

Kế toán doanh nghiệp thực hiện các quy trình công việc một cách chuyên nghiệp (Nguồn: Internet)

Phương pháp hạch toán của kế toán doanh nghiệp

Các phương pháp hạch toán của kế toán doanh nghiệp là gì? Cụ thể gồm các danh mục chính như sau:

  • Phương pháp chứng từ kế toán.
  • Phương pháp tài khoản kế toán.
  • Phương pháp tính giá.
  • Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán.

Tìm hiểu các phương pháp hạch toán của kế toán doanh nghiệp (Nguồn: Internet)

Ý nghĩa của kế toán trong doanh nghiệp

Trong mọi lĩnh vực kinh doanh, việc hiểu rõ về các thông tin tài chính sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được nguồn lực cũng như lợi nhuận tạo ra. Đây cũng cách để công ty trở nên có giá trị hơn và định hướng được kế hoạch phát triển phù hợp. Vì vậy, ý nghĩa của kế toán trong doanh nghiệp vô cùng lớn:

  • Ghi chép và lưu trữ các tài liệu, chứng từ, hồ sơ tài chính một cách bảo mật.
  • Phản ánh được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Lập kế hoạch và kiểm soát vấn đề tài chính một cách hiệu quả.

Kế toán doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong hoạt động phát triển chung (Nguồn: Internet)

Một số câu hỏi thường gặp về kế toán doanh nghiệp

Các thắc mắc liên quan đến kế toán doanh nghiệp là gì luôn là chủ đề hấp dẫn. Dưới đây là tổng hợp một số giải đáp quan trọng nhất dành cho ứng viên đang có nhu cầu ứng tuyển vào vị trí này. 

Tiêu chuẩn của một kế toán doanh nghiệp

Kế toán doanh nghiệp luôn đòi hỏi các tiêu chuẩn đặc thù để đảm bảo xử lý công việc một cách chính xác và hiệu quả nhất. Cụ thể ứng viên cần có:

  • Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, liêm khiết, trung thực.
  • Có ý thức về chấp hành pháp luật.
  • Có kiến thức, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ kế toán.

Kỹ năng cần có của kế toán doanh nghiệp

  • Cẩn thận.
  • Tỉ mỉ.
  • Tư duy logic.
  • Phân tích và tổng hợp số liệu.
  • Trí nhớ tốt.
  • Thành thạo tin học, phần mềm kế toán.

Đối tượng của kế toán doanh nghiệp

Đối tượng của kế toán doanh nghiệp là gì? Khoản 3 Điều 8 Luật kế toán 2015 đã quy định rõ, bao gồm:

  • Tài sản.
  • Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
  • Doanh thu, chi phí kinh doanh, thu nhập và chi phí khác.
  • Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước.
  • Kết quả và phân chia kết quả kinh doanh.
  • Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.

Tìm hiểu tiêu chuẩn đặc thù của kế toán doanh nghiệp là gì (Nguồn: Internet)

Những điều kế toán doanh nghiệp cần biết

Bên cạnh một số tiêu chuẩn, kỹ năng cần có, kế toán doanh nghiệp buộc phải có hiểu biết về các đối tượng sau: 

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy phép kinh doanh.
  • Chứng từ kế toán: Chứng từ liên quan đến tiền mặt, chứng từ liên quan đến Ngân hàng, chứng từ liên quan đến tiền lương, chứng từ liên quan đến mua bán hàng, chứng từ liên quan đến doanh thu – chi phí.
  • Hệ thống báo cáo sổ sách, báo cáo thuế.
  • Các loại thuế quan trọng: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân (kê khai và nộp thay cho người lao động).
  • Báo cáo tài chính năm: Tờ khai quyết toán thuế năm (thuế TNDN, thuế TNCN), bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính.

Kế toán doanh nghiệp cần nắm rõ về các đối tượng quan trọng (Nguồn: Internet)

Cơ hội việc làm của kế toán doanh nghiệp

Từ trước đến nay, kế toán doanh nghiệp vẫn luôn là ngành nghề có nhu cầu lao động cao trên thị trường tuyển dụng. Nguyên nhân bởi số lượng công ty đang hoạt động lớn, đòi hỏi nguồn nhân lực lớn mạnh để tham gia vào công cuộc phát triển chung.

Mức thu nhập trung bình của một kế toán doanh nghiệp dao động khá ổn định. Bạn có thể cập nhật chi tiết hơn tại VietnamSalary. Ngoài ra, đây cũng là ngành nghề dễ thăng tiến, đạt được các vị trí quan trọng trong bộ máy làm việc nếu không ngừng nâng cấp bản thân.

Cơ hội cho công việc kế toán doanh nghiệp đang rộng mở (Nguồn: Internet)

Một số trường Đại học đào tạo kế toán doanh nghiệp

Với ngành kế toán doanh nghiệp, bạn có thể theo học tại nhiều trường đại học trên cả nước. Dưới đây là một số gợi ý hữu ích có thể tham khảo:

  • Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU).
  • Trường Đại học Ngoại Thương (FTU).
  • Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh (UEH).
  • Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh (BUH).

Trên đây là tổng hợp thông tin liên quan đến khái niệm kế toán doanh nghiệp là gì. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn đã cập nhật thêm nhiều kinh nghiệm cần thiết cho quá trình tìm việc của mình. Để đọc thêm nhiều chia sẻ hữu ích khác, đừng quên theo dõi CareerViet mỗi ngày và truy cập vào VietnamSalary để cập nhật mức lương chính xác cho vị trí công việc đang tìm

  CareerViet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *