EVP là gì? Hướng dẫn 6 bước xây dựng EVP chuẩn cho doanh nghiệp

Tất cả các tổ chức, doanh nghiệp thành lập đều mong muốn có được những nhân viên có năng lực để đồng hành gắn bó lâu dài với mình. Ngoài chế độ đãi ngộ tốt thì chiến lược EVP là cách để chiêu mộ và giữ chân nhân viên tài năng. Vậy EVP là gì trong tuyển dụng? Tầm quan trọng mà EVP mang lại cho doanh nghiệp là gì? Cách xây dựng EVP như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng CareerViet tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

EVP là gì?

EVP là viết tắt của từ Employee Value Proposition, được hiểu là định vị giá trị nhân viên, đây là một khái niệm cơ bản trong tuyển dụng. EVP là một chiến lược mà doanh nghiệp xây dựng các lợi ích tương ứng mà nhân viên có thể nhận được thông qua trình độ, kỹ năng mà họ cống hiến cho tổ chức, doanh nghiệp. EVP thường bao gồm các yếu tố:

  • Yếu tố thuộc về hữu hình: lương thưởng, phúc lợi, đãi ngộ, các chế độ đào tạo, tập huấn,…
  • Yếu tố thuộc về vô hình như: môi trường làm việc ổn định, sự gắn kết tập thể,…

Như vậy có thể hiểu rằng mục đích của EVP là mang lại lợi ích và trải nghiệm làm việc như mong đợi khi nhân viên chọn doanh nghiệp của bạn. EVP cũng là cách để cho thấy rằng tại sao nhân viên nên chọn doanh nghiệp của bạn để phát triển sự nghiệp.

Định vị giá trị nhân viên – EVP để thu hút và giữ chân nhân tài (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm:

Các kỹ năng marketing cần thiết để tạo nên nhân viên marketing chuyên nghiệp

Account là gì? Nghề account trong các lĩnh vực việc làm hiện nay

Sự quan trọng của EVP đối với doanh nghiệp

Giúp tiếp cận ứng viên tiềm năng, nâng cao uy tín doanh nghiệp

Khi đã nắm được EVP là gì thì việc xây dựng EVP trung thực và hấp dẫn là cách để tiếp cận ứng viên tiềm năng hiệu quả nhất. Cụ thể, EVP cho nhân viên thấy một bức tranh khái quát về lương, thưởng, phúc lợi, môi trường làm việc và cơ hội phát triển sự nghiệp. Nếu ứng viên nhận thấy được những lợi ích cũng như cơ hội mà họ nhận được khi “đầu quân” cho doanh nghiệp của bạn thì sức mạnh cạnh tranh trên thị trường tuyển dụng của doanh nghiệp sẽ trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hơn thế nữa, EVP còn giúp nâng cao uy tín và danh tiếng cho doanh nghiệp khi là một nhà tuyển dụng có nhiều ưu điểm và chế độ đãi ngộ tốt cho người lao động trên thị trường.

Gia tăng sự gắn bó giữa các nhân viên

Xây dựng một EVP rõ ràng, chuyên nghiệp và chi tiết sẽ giúp cho nhân viên hiểu rõ về tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của doanh nghiệp. Từ đó sẽ giúp họ thêm gắn kết giữa các thành viên để tập trung hoàn thành công việc tốt hơn.

Tăng trưởng doanh nghiệp nhanh chóng hơn

Rõ ràng khi EVP tốt thì việc giữ chân nhân viên sẽ dễ dàng hơn. Bởi vì họ sẽ nhận thấy công ty là “ngôi nhà thứ hai” để tâm huyết làm việc và cống hiến tài năng. Chính sách EVP hấp dẫn sẽ là động lực để họ hài lòng, làm việc tốt và năng suất hơn, điều này sẽ giúp hiệu quả kinh doanh tăng trưởng, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

EVP giúp doanh nghiệp tiếp cận ứng viên có tiềm năng nhằm tăng doanh số cho doanh nghiệp (Nguồn: Internet)

6 bước giúp doanh nghiệp xây dựng EVP hiệu quả

Sau khi đã nắm rõ tầm quan trọng của EVP là gì trong doanh nghiệp thì việc xây dựng EVP là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là 6 bước bạn có thể tham khảo để xây dựng EVP hiệu quả cho doanh nghiệp của mình:

Bước 1: Xác định các chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp

Trước khi bắt đầu xây dựng EVP, doanh nghiệp nên rà soát lại các chế độ đãi ngộ hiện đang áp dụng cho nhân viên của mình. Tự đặt ra câu hỏi “Tại sao mình lại làm việc cho doanh nghiệp này?”. Trả lời câu hỏi này sẽ phần nào giúp bạn xác định được độ đãi ngộ phù hợp cho nhân viên của mình.

Các chế độ cần quan tâm như: lương, phúc lợi về nghỉ phép, thai sản, trợ cấp ốm đau, bảo hiểm xã hội, du lịch, nghỉ dưỡng, kiểm tra sức khỏe định kỳ,… Tiếp đến bạn sẽ liệt kê những đãi ngộ đã xác định vào 2 yếu tố là hữu hình và vô hình và suy luận xem nó có thực sự đáp ứng được nhu cầu của ứng viên tiềm năng hay không.

Bước 2: Tiến hành thực hiện các cuộc nghiên cứu

Để nắm rõ hơn nhu cầu của ứng viên bạn cần thực hiện các cuộc nghiên cứu bằng việc phân tích dựa trên dữ liệu sẵn có của doanh nghiệp thông qua phần mềm tuyển dụng đã lưu trữ. Việc nghiên cứu sẽ được ghi chép cẩn thận bằng cách tiến hành thực hiện phỏng vấn theo nhóm hoặc phỏng vấn cá nhân dựa theo một số câu hỏi sau:

  • Theo thang điểm 10, bạn hãy đánh giá mức độ hài lòng của mình khi làm việc tại doanh nghiệp?
  • Bạn cảm thấy chế độ đãi ngộ nào làm bạn hài lòng nhất khi nhận được?
  • Các chế độ hiện tại có làm bạn hài lòng không?
  • Theo bạn, công ty có cần cải thiện chính sách nhân viên ở vấn đề nào không?
  • Bạn có đề xuất thêm chế độ nào cho mình và các nhân viên khác không?
  • Bạn có sẵn sàng giới thiệu bạn bè vào làm việc tại doanh nghiệp bạn đang làm hay không? Lý do bạn giới thiệu là gì?

Ngoài cách phỏng vấn trực tiếp bạn có thể thực hiện khảo sát lấy ý kiến nhân viên bằng cách gửi email khảo sát hoặc tạo Google Forms trực tuyến.

Sau khi có kết quả phỏng vấn, bạn tiến hành phân tích và phân chia chúng vào các nhóm nhân viên tương ứng như Marketing, Sales,… để tìm ra nhu cầu, mong muốn chung của tất cả nhân viên.

Ngoài ra, tiến hành các nghiên cứu EVP của các đối thủ cạnh tranh cũng là cách giúp bạn mang lại sự khác biệt cho doanh nghiệp mình, biến doanh nghiệp mình thành nơi làm việc lý tưởng để thu hút ứng viên tiềm năng.

>>> Xem thêm:

Copywriting là gì? Người làm copywriting làm những công việc nào?

Tìm hiểu các loại hình agency phổ biến tại Việt Nam hiện nay

Bước 3: Luận bàn với cấp quản lý

Bước này là bước đi sâu hơn vào kết quả đã khảo sát bằng cách luận bàn với cấp quản lý. Cấp quản lý sẽ cho bạn ý kiến của họ về những chế độ cùng lợi ích từ góc độ của người quản lý. Bạn cũng có thể đặt câu hỏi với cấp quản lý như:

  • Làm như thế nào để mỗi nhân viên luôn cảm thấy hài lòng trong môi trường doanh nghiệp của chúng ta?
  • Chế độ đãi ngộ nào dễ thu hút ứng cử viên tiềm năng nhất?
  • Làm việc ở doanh nghiệp chúng ta khác với doanh nghiệp khác như thế nào?
  • Lý do khiến lao động lựa chọn doanh nghiệp của chúng ta để cống hiến?

Dựa vào những tham vấn đó bạn sẽ xác định được những lợi ích, chế độ quan trọng cho doanh nghiệp và nhân viên.

Bước 4: Xây dựng chiến lược EVP

Bước này chính là lúc bạn bắt tay vào xây dựng chiến lược định vị giá trị nhân viên EVP riêng cho doanh nghiệp của mình. Sử dụng những thông tin đã khảo sát ở bước 2 và bước 3 để đưa ra những chế độ như kỳ vọng mà ứng cử viên mong đợi và đưa ra EVP thông qua các tin tuyển dụng của doanh nghiệp. Ví dụ về đưa EVP vào thông tin tuyển dụng:

  • Thu nhập luôn xứng tầm với năng lực làm việc
  • Được đào tạo về các kỹ năng bán hàng, kinh doanh,…
  • Xét thăng tiến dễ dàng theo lộ trình từ 6 tháng đến 1 năm
  • Du lịch thường niên và hưởng các chế độ theo đúng quy định của Luật lao động

Bước 5: Áp dụng chiến lược EVP vào thực tiễn

Sau khi đã có chiến lược EVP giá trị bước tiếp theo là bạn tiến hành thông báo đến nhân sự đang làm việc tại doanh nghiệp và với các ứng viên tiềm năng.

Cách tốt nhất để thu hút nhân tài là đưa EVP vào các thông tin tuyển dụng ở các website, mạng xã hội, ấn phẩm giới thiệu doanh nghiệp.

Bước 6: Đánh giá và sửa đổi EVP

Để đánh giá EVP của doanh nghiệp mình có còn phù hợp với mong muốn của người lao động hay không, bạn cần thực hiện các cuộc khảo sát định kỳ hàng năm. Các cuộc khảo sát với mục đích đo độ hiệu quả của EVP trên thị trường sẽ giúp doanh nghiệp xem xét điều chỉnh kịp thời để giữ chân nhân viên và tạo sự gắn kết chặt chẽ hơn.

Nghiên cứu, khảo sát ý kiến nhân viên để xây dựng EVP hiệu quả (Nguồn: Internet)

Bên trên là toàn bộ những thông tin hữu ích về EVP là gì mà CareerViet muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua đó sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược định vị giá trị nhân viên cho doanh nghiệp mình tốt hơn để xây dựng doanh nghiệp phát triển hiệu quả, bền vững. Để tìm kiếm các thông tin tuyển dụng từ các nhà tuyển dụng uy tín với chế độ EVP hấp dẫn, đừng chần chừ hãy truy cập CareerViet ngay bạn nhé!

  CareerViet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *