Bất kỳ sản phẩm nào trước khi được tung ra thị trường đều phải trải qua khâu kiểm duyệt nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng tốt nhất đến tay người tiêu dùng. Quá trình này hầu hết được thực hiện bởi bộ phận QC của mỗi doanh nghiệp. Vậy bộ phận QC là gì, nên theo học chuyên ngành nào để trở thành một QC? Những thắc mắc đó sẽ được CareerViet giải đáp trong bài viết dưới đây.
QC là gì
Để giải đáp cho câu hỏi QC là gì, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu từng khía cạnh trong bài viết bên dưới nhé.
QC là gì (Nguồn: Internet)
QC là viết tắt của từ gì
QC – hay còn gọi với tên đầy đủ là Quality Control – nghĩa là kiểm tra chất lượng. Trong một hệ thống sản xuất, QC sẽ đảm nhận công đoạn quản lý, kiểm soát, và đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi quyết định đưa ra thị trường tiêu thụ. Thông thường quy trình quản lý của QC sẽ được thực hiện song hành và đan xen cùng quy trình sản xuất, đảm bảo các sản phẩm đầu ra đúng với những tiêu chuẩn mà thị trường quy định.
Nhờ vào công nghệ hiện đại trong thời đại 4.0 ngày nay mà quá trình kiểm tra chất lượng cũng trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều. Việc kiểm tra sẽ được thực hiện song hành cùng khâu sản xuất, tiết kiệm vô vàn thời gian.
Xem thêm: Nhân viên QC và 3 kỹ năng quan trọng không phải ai cũng biết
Tại sao cần QC
Hầu hết các doanh nghiệp ngày nay đều cần đến bộ phận QC, từ lĩnh vực thực phẩm, phần mềm, hàng tiêu dùng, cơ khí,… Mỗi một ngành sẽ có các phương thức để quản lý chất lượng sản phẩm khác nhau. Dù là ngành nào đi chăng nữa, thì mục tiêu chính của bộ phận QC là luôn đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm, kịp thời phát hiện những lỗi sai, tiến hành thử nghiệm và sửa chữa, với mong muốn khách hàng và người tiêu dùng của doanh nghiệp có thể sử dụng những sản phẩm tốt nhất.
Xem thêm: Trí tuệ nhân tạo AI là gì? Ứng dụng công nghệ AI trong đời sống
Học ngành gì để trở thành nhân viên QC?
Tùy thuộc vào định hướng cá nhân và lĩnh vực mà bạn chọn thì chuyên ngành học cũng sẽ khác nhau đôi chút:
- Chuyên ngành Quản trị chất lượng: Đây được xem là ngành học phù hợp nhất với định hướng trở thành QC. Những kiến thức từ căn bản đến chuyên ngành liên quan đến quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm, bạn sẽ được học khi theo đuổi ngành học này. Bên cạnh đó còn được bổ sung thêm một số kỹ năng như lập chính sách và mục tiêu chất lượng; hoạch định, kiểm soát, đảm bảo và cải tiến chất lượng.
- Chuyên ngành Công nghệ thông tin: Chuyên ngành này tưởng chừng như không liên quan đến bộ phận QC, nhưng thực chất lại rất cần thiết, đặc biệt trong lĩnh vực phần mềm. Nếu bạn đang mong muốn trở thành QC trong lĩnh vực kiểm duyệt các phần mềm, có thể theo học chuyên ngành Công nghệ thông tin để được trang bị cho bản thân những kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu.
- Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm: Đây là ngành rất cần một bộ phận QC giỏi và chuyên nghiệp, bởi các sản phẩm đầu ra của lĩnh vực này có ảnh hưởng rất lớn đến người tiêu dùng và sức khỏe của họ. Chuyên ngành này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về việc chế biến, bảo quản, đánh giá và kiểm định thực phẩm.
Công việc chính của người làm QC
Thông thường, bộ phận QC sẽ bao gồm 3 vị trí khác nhau, bao gồm kiểm soát chất lượng đầu vào – IQC, kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất – PQC, và kiểm soát chất lượng đầu ra – OQC.
Xem thêm: Chatbot AI là gì? 6 trang web tạo chatbot AI tốt nhất hiện nay
Các công việc của bộ phận QC (Nguồn: Internet)
Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào (IQC)
Những nhiệm vụ chính của nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào có thể kế đến như:
- Đảm bảo chất lượng và độ uy tín cho các nguyên vật liệu đầu vào.
- Theo dõi quá trình sử dụng nguyên vật liệu trong suốt quá trình sản xuất.
- Đánh giá các nhà cung ứng và giải quyết các vấn đề phát sinh.
- Tham gia vào quy trình phát triển các sản phẩm mẫu và sản phẩm mới.
Xem thêm: Software Engineer là ai? Đặc trưng công việc kỹ sư phần mềm
Nhân viên kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất (PQC)
Một nhân viên kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất chuyên nghiệp phải đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Kết hợp cùng nhân viên bộ phận QA để triển khai quy trình kiểm tra, đánh giá chất lượng đầu ra của sản phẩm.
- Đảm bảo không phát sinh lỗi hay sự cố trong quá trình phát triển, kiểm tra tiến độ sản phẩm.
- Giải quyết các khiếu nại, yêu cầu của khách hàng liên quan đến chất lượng sản phẩm.
- Tham gia vào quy trình phát triển các sản phẩm mẫu và sản phẩm mới.
Xem thêm: Coaching là gì? Làm coach là làm gì? Bí quyết để trở thành chuyên gia
Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra (OQC)
Tương tự như hai vị trí trên, nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ như:
- Lập danh sách các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng sản phẩm.
- Trực tiếp đánh giá và kiểm tra chất lượng đầu ra của sản phẩm, và đồng ý thông qua với các sản phẩm đạt chuẩn.
- Thu thập và phân loại các sản phẩm cần sửa chữa, sau đó chuyển cho PQC.
- Giải quyết các khiếu nại, yêu cầu của khách hàng liên quan đến chất lượng sản phẩm.
Xem thêm: Thư ký là gì? Điều kiện và kỹ năng để ứng tuyển thư ký mới nhất
Kỹ năng cần thiết để trở thành QC
Ngoài những kiến thức nền tảng và chuyên sâu, muốn trở thành một QC chuyên nghiệp còn cần có những kỹ năng cần thiết để hoàn thành thật tốt nhiệm vụ.
Các kỹ năng QC cần có (Nguồn: Internet)
Tư duy logic
Vì bộ phận QC là những người trực tiếp kiểm tra và quản lý chất lượng đầu ra của sản phẩm, thế nên một bộ não tư duy logic, một đôi mắt nhạy bén là một trong những kỹ năng hàng đầu mà bạn cần trau dồi. Có thế mới kịp thời phát hiện các lỗi sai để sửa chữa và khắc phục.
Kỹ năng quản lý
Kỹ năng quản lý sẽ giúp cho QC có thể quản lý được tổng quan các khía cạnh của sản phẩm và danh sách các nhiệm vụ cần thực hiện.
Kỹ năng sử dụng công nghệ AI
Kỹ năng sử dụng công nghệ là một yếu tố không thể thiếu đối với mỗi nhân viên QC. Bởi bộ phận kiểm tra chất lượng luôn phải làm việc với rất nhiều máy móc phức tạp. Bạn cần được trang bị các kiến thức căn bản về công nghệ, cũng như cách sử dụng các thiết bị những thiết bị kỹ thuật số, dụng cụ đo đạc, và kỹ năng tin học văn phòng tốt.
Kỹ năng ngoại ngữ
Việc thông thạo ngoại ngữ không chỉ bổ trợ cho công việc của bạn mà còn giúp ích rất nhiều trong đời sống ngày nay. Chẳng hạn như có thể dễ dàng đọc hiểu các thông số kỹ thuật của máy móc, các tài liệu thông tin liên quan đến sản phẩm,…
Phân biệt QC và QA
Bộ phận QA – Quality Assurance – rất thường bị nhầm lẫn với bộ phận QC. Bởi QA cũng là một chức vụ trong hệ thống kiểm tra và quản lý chất lượng sản phẩm. Vậy đâu là điểm giống và khác nhau giữa hai vị trí này?
Phân biệt QC và QA (Nguồn: Internet)
Điểm giống nhau
Cả QC và QA đều có một mục tiêu chung, đó là tạo ra những sản phẩm có chất lượng đạt chuẩn để đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng cũng như người dùng.
Điểm khác nhau
Tuy QA và QC khá tương đồng về nhiều mặt, nhưng vẫn có một vài đặc điểm riêng biệt:
- Mục tiêu: Nếu mục tiêu của QC là phát hiện và sửa chữa những sai sót trong quy trình sản xuất, thì mục tiêu của QA lại là phòng tránh các sai sót đó bằng cách lên những bản kế hoạch cụ thể.
- Kỹ thuật sử dụng: Các nhân viên QC thường sử dụng các phương pháp kỹ thuật để sửa chữa sản phẩm trực tiếp, trong khi nhân viên QA thường áp dụng các biện pháp thụ động và nghiêng về phòng tránh nhiều hơn.
- Quy trình làm việc: QC sẽ kiểm soát chất lượng của sản phẩm trong suốt toàn bộ quy trình sản xuất, đảm bảo các yêu cầu được đáp ứng đầy đủ. Còn các kế hoạch đảm bảo chất lượng sản phẩm, các yêu cầu trong quá trình sản xuất kể trên sẽ được tạo ra bởi QA.
- Mục đích cuối cùng: Mục đích của QC là chất lượng sản phẩm đầu ra được đảm bảo. Còn mục đích cuối cùng của QA là đảm bảo các sản phẩm được kiểm định theo đúng quy trình được đề ra ban đầu.
- Nhân sự: QC thường phối hợp với đội ngũ thực hiện việc kiểm soát và sửa chữa các sự cố sai sót phát sinh trong quá trình kiểm định. QA thường liên quan đến hầu hết các phòng ban có tham gia vào việc lập kế hoạch dự án và phát triển sản phẩm.
- Công cụ và kỹ thuật thống kê: Trong khi QC thường sử dụng SPC để kiểm soát quá trình thống kê, thì chất lượng thống kê sẽ được kiểm soát với công cụ SQC bởi QA.
Xem thêm: Trợ lý ảo Google Assistant là gì? Cách mở và sử dụng như thế nào?
Mức lương của nhân viên QC
Tương tự như những ngành nghề khác, mức lương cho bộ phận QC khá đa dạng, sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như kinh nghiệm và ngành nghề hoạt động, quy mô của doanh nghiệp. Thông thường mức lương trung bình cho bộ phận QC sẽ nằm trong khoảng 11 triệu/tháng, dao động từ 6-8 triệu/tháng. Đương nhiên những cá nhân có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn thì mức lương sẽ càng cao. Ngoài ra nhân sự QC còn được nhận một số đãi ngộ của công ty và các khoản tiền thưởng phát sinh.
Khó khăn và cơ hội của công việc QC
Ngành QC là một trong những ngành nghề rất cần thiết trong bất kỳ lĩnh vực nào. Thế nên nếu đã định hướng theo đuổi vị trí QC, bạn sẽ phải đối diện với không ít khó khăn, chẳng hạn như:
- Bộ phận QC hiện nay vẫn chưa có ngành nghề đào tạo chuyên sâu và bài bản, nên đòi hỏi cá nhân phải có tinh thần tự học và kiên nhẫn rất cao, để có thể tự tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.
- Đối với các doanh nghiệp nhỏ, thường không có đủ cơ sở vật chất để thực hiện quy trình kiểm tra. Thế nên phải chờ có sản phẩm mới có thể kiểm tra chất lượng.
- Khái niệm về công việc QC vẫn còn khá mơ hồ với nhiều người.
Tuy có không ít khó khăn nhưng ngược lại, cơ hội phát triển của ngành QC vẫn vô cùng lớn. Một khi đã trở thành QC chuyên nghiệp, sẽ mở ra cho bạn rất nhiều cơ hội thăng tiến.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về QC mà CareerViet vừa gửi đến bạn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn định hướng được và theo đuổi con đường tiếp theo của mình.
CareerViet