Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
- Tìm việc làm kế toán tại Hà Nội
- Tuyển dụng kỹ sư xây dựng Đà Nẵng
- Tìm việc làm ở Hải Phòng
Có lẽ tích cực với công việc, chẳng hạn giao dịch viên ngân hàng, thủ kho, sale logistics,…, là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất với mọi người ở nơi công sở, đặc biệt khi chúng ta phải làm những công việc nhàm chán.
Bạn sẽ làm gì khi nhận ra là mình đã mất niềm say mê với công việc? Liệu có cách nào giúp bạn trở nên tích cực hơn với công việc hay không? Hãy xem một vài cách sau đây.
Có lẽ tích cực với công việc là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất với mọi người ở nơi công sở, đặc biệt khi chúng ta phải làm những công việc nhàm chán.
Bạn sẽ làm gì khi nhận ra là mình đã mất niềm say mê với công việc? Liệu có cách nào giúp bạn trở nên tích cực hơn với công việc hay không? Hãy xem một vài cách sau đây.
Để trở nên tích cực với công việc?
1. Niềm tin
Tin vào những gì bạn muốn làm. Một niềm tin chắc chắn sẽ mang lại cho bạn dũng khí để đạt được mục tiêu của mình. Hãy tự hỏi mình xem mục tiêu trong công việc của bạn là gì. Những mục tiêu đó phù hợp như thế nào với các mục tiêu của công ty. Nếu bạn tin tưởng vào các mục tiêu của công ty, bạn sẽ trở nên tích cực hơn với công việc. Gắn mục tiêu công ty với những mục tiêu sự nghiệp của bạn, bạn sẽ thấy những gì bạn làm có ý nghĩa hơn nhiều.
2. Thái độ
Thái độ là cách bạn suy nghĩ và xử sự. Bạn hãy tiếp nhận tất cả các nhiệm vụ được giao với một thái độ tích cực. Điều này có nghĩa là bạn thực hiện từng công việc với niềm tự hào, say mê và tin tưởng. Khi bạn tiếp cận công việc với một thái độ tích cực, bạn sẽ trở nên nhiệt tình với công việc đó. Điều này sẽ giúp bạn trên con đường tiến đến những mục tiêu sự nghiệp của mình.
3. Tôn trọng
Tôn trọng một người tức là khâm phục những phẩm chất tốt đẹp hay những thành công của người đó. Những nhân viên mới thường không thể hiện sự tôn trọng một cách đầy đủ với người giám sát và các đồng nghiệp. Đó là do họ chưa hiểu được một cách thấu đáo vai trò của nhau. Để trở nên tích cực trong công việc, bạn hãy bắt đầu bằng việc tự tôn trọng mình. Nếu bạn muốn người khác tôn trọng bạn, thì bạn hãy tôn trọng bản thân mình trước đã.
Hãy nắm rõ vai trò của bạn tại nơi làm việc. Vai trò của từng cá nhân sẽ góp phần để đạt được mục tiêu lớn của công ty. Nếu bạn đánh giá thấp vai trò của mình, bạn cũng sẽ đánh giá thấp những gì bạn đang làm. Khi bạn không tôn trọng bản thân nữa thì bạn cũng sẽ mất đi sự tôn trọng của người khác đối với bạn. Vậy, hãy học cách tôn trọng người khác. Tôn trọng tất cả mọi người trong công ty từ người pha trà, nhân viên bảo vệ trở đi. Ai cũng có vai trò của mình và vai trò nào cũng góp phần tạo nên thành công của công ty. Và để tôn trọng người khác, bạn nên học cách nhìn ra điểm tốt ở mỗi người.
4. Thấu hiểu
Thấu hiểu là khả năng đặt mình vào vị trí của người khác và chia sẻ những cảm xúc, những trải nghiệm với họ. Trong công việc chắc chắn có những lúc chúng ta sẽ gặp phải những đồng nghiệp không muốn hợp tác hoặc những khách hàng không biết điều. Trong những hoàn cảnh như vậy có thể bạn sẽ cảm thấy chán chường. Để vượt qua điều này, bạn hãy học cách đồng cảm với những người đó. Đặt mình vào vị trí của họ để tìm hiểu xem tại sao họ lại có cách xử sự như vậy.
5. Chân thành
Chân thành tức là nói và làm những điều chúng ta tin tưởng, những điều xuất phát từ đáy lòng. Khi thực hiện nhiệm vụ được giao, bạn hãy làm việc một cách chân thành và hào hứng. Khi có một ai đó giúp đỡ chúng ta trong công việc, bạn hãy cảm ơn họ một cách chân thành. Nhờ đó bạn sẽ thấy công việc không quá khó khăn như ta tưởng và bạn trở nên tích cực với công việc.
Chú ý: Điều quan trọng nhất để trở nên tích cực với công việc là bạn phải biết bạn đang muốn gì. Nếu bạn không biết bạn muốn gì trong công việc thì bạn sẽ không thấy được mối liên hệ giữa những gì bạn đang làm với tương lai của mình cả. Điều đó có nghĩa là bạn cảm thấy mình đang làm việc không mục đích, không hướng đi. Vậy thì việc bạn không tích cực với công việc cũng là điều dễ hiểu.
Theo Sức trẻ Việt Nam