Là người đi làm, chắc chắn chúng ta đã từng có lúc cảm thấy chán ngán, bực bội vì một số đồng nghiệp nào đó đã có những thói quen thiếu tế nhị làm ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của chúng ta.
Thậm chí có thể bạn đã từng phải rời bỏ một công việc trước kia chỉ vì những thói quen của người chung quanh làm cho bạn cảm thấy nặng nề như bị coi thường. Đặc biệt khi người gây khó chịu đó lại là một cấp trên trực tiếp của mình.
Khi lịch sự vô tác dụng
Bạn bực bội vì một đồng nghiệp thường trò chuyện hay nói điện thoại lớn tiếng, bạn nhắc khéo người này bằng cách ra dấu và chỉ vào màn hình máy tính của mình với ý là bạn đang làm việc.
Đối mặt với những áp lực nơi văn phòng
Người đó nhìn thấy và nhỏ tiếng lại nhưng tự nhiên trong thâm tâm của họ cảm thấy khó chịu vì bạn. Thậm chí người này có thể bực bội vì bạn làm họ cụt hứng mà còn nói chuyện ồn ào hơn nữa nhằm tỏ cho bạn biết là không nên chõ mũi vào việc của người khác.
Tại sao vậy, bạn đã rất tế nhị khi chỉ ra dấu một cách kín đáo mà? Với bạn là tế nhị lịch sự nhưng với người kia thì hành động đó của bạn lại là xem thường họ. Bạn cảm thấy khó chịu vì sếp của mình hầu như mỗi ngày đều có chuyện vui để hào hứng kể về những gì khôn khéo tốt đẹp của vợ con ở nhà.
Mỗi tháng phải nghe một lần thì bạn còn có thể ra vẻ hào hứng để sếp hài lòng nhưng… cứ vài ngày lại phải nghe một lần thì bạn thật khó lòng có thể che giấu được sự bực bội của mình.
Phản ứng, dù nhẹ nhàng tế nhị đến đâu trong những trường hợp tương tự cũng là không hay bởi dù sao cũng là bạn đang chỉ trích phê bình hay tỏ vẻ khó chịu. Nếu người đó có thể hiểu, họ đã không có những hành động khiến bạn cảm thấy nặng nề.
Im lặng chấp nhận là không thể, bạn sẽ cảm thấy áp lực càng lúc càng nặng nề thêm. Bạn sẵn sàng chia sẻ lắng nghe nhưng bạn cũng còn có những công việc cần phải hoàn tất của mình.
Cách tốt nhất để đối mặt với những trường hợp này là củng cố tinh thần mình bằng cách luôn có một thái độ đúng đắn, lịch sự và tế nhị với mục đích để người kia nhìn thấy và tự cảm nhận như thế nào là đúng là sai.
Bạn có thể chuyển hướng câu chuyện đang hào hứng của sếp bằng cách hỏi sếp về cách phải thực hiện công việc mà bạn đang phải lo cách nào là tốt nhất.
Với một mục đích rõ ràng, bạn sẽ tự nhiên bình tĩnh hơn để đối mặt với những điều khiến mình khó chịu và kiên định hơn với mục tiêu tự thay đổi không khí trong môi trường làm việc của mình.
Khi bạn luôn chứng tỏ mình là một con người tế nhị và lịch sự dần dà rồi những người đó cũng phải nhận thấy và sẽ cảm thấy phải đối xử với bạn theo cách mà bạn đã đối với họ.
Nghiêm khắc với chính mình
Cách tốt nhất để được làm việc trong một môi trường thực sự luôn vui vẻ và năng động phải bắt đầu từ chính bản thân mình. Luôn ghi nhớ, môi trường làm việc là môi trường chung chứ không phải một chốn riêng tư thân mật của riêng mình. Còn nhiều chuyện cần phải giữ gìn nữa, một khi ý thức đúng, bạn sẽ tự nhận ra những gì nên và không nên làm trong môi trường làm việc.
Nếu bạn là sếp và là người có những thói quen không hay như trên, bạn có nguy cơ mất đi những nhân viên giỏi của mình (người thực sự có khả năng rất dễ ra đi vì có nhiều nơi sẵn sàng tiếp nhận).
Nếu bạn là nhân viên, bạn có thể bị các đồng nghiệp hay cấp trên trực tiếp của mình không ưa và điều này không chỉ khiến bạn cảm thấy chán nản với môi trường làm việc không được thân thiện mà còn ảnh hưởng không tốt đến khả năng thăng tiến của bạn.
Lợi hại đã rõ, vậy ta có thể làm những gì để tránh không rơi vào trường hợp không hay này? Môi trường làm việc không phải là của riêng ai nên chúng ta không nên quá tự do trong hành động của mình.
Bạn thích nhạc rock không có nghĩa là mọi người quanh bạn đều thích rock. Bởi thế, có những hành động đối với bạn là hoàn toàn bình thường tự nhiên nhưng lại có thể khiến cho một số người chung quanh khó chịu. Bạn hành động ra sao bạn sẽ được mọi người chung quanh đáp lại tương tự.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
- Tuyển bảo vệ
- Tuyển tạp vụ
- Việc làm lái xe
Theo LĐ