Theo quy định mới nhất từ Bộ Giáo dục và Đào tạo thì cách tính lương giáo viên có sự thay đổi rõ rệt. Tùy theo các cấp giảng dạy mà công thức tính toán này cũng sẽ có những điểm khác biệt. Bài viết hôm nay chia sẻ chi tiết về những bước tính toán lương giáo viên chuẩn xác dựa trên thông tin mới do Bộ Giáo dục thông báo trong công văn. Cùng CareerViet tìm hiểu ngay nhé.
Quy định về tăng lương cơ sở
Theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP, mức lương cơ sở được hiểu là mức căn cứ để:
- Tính mức lương các bậc lương của cán bộ, công chức, viên chức.
- Tính tiền lương hưu hàng tháng đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ hưu.
- Tính mức trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm đối với công chức, viên chức.
- Tính tiền trợ cấp thai sản, trợ cấp ốm đau, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, tai nạn,… đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Dựa trên tinh thần và quá trình thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27 của Bộ Chính trị, các đề xuất mới về cải cách chính sách tiền lương nhằm tiếp tục điều chỉnh tăng lương cơ sở và không bổ sung những loại phụ cấp kèm theo nghề nghiệp. Mục tiêu của Nghị quyết này là rút ngắn khoảng cách về mức lương giữa cán bộ, viên chức, công chức và người lao động trong doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo thu nhập cho công chức, cán bộ và viên chức. Qua đó, Nghị quyết này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo thu nhập ổn định và công bằng cho cán bộ, viên chức, công chức và người lao động trong công ty, doanh nghiệp, góp phần nâng cao đời sống và động viên sự phấn đấu của các đối tượng này. Cụ thể, Nghị quyết này đề cập đến một số vấn đề sau:
- Từ năm 2018 – 2019 đã 2 lần tăng lương cơ sở theo dự kiến.
- Năm 2020 dự kiến tiếp tục điều chỉnh lương cơ sở nhưng vì tình hình dịch bệnh kéo dài nên đã không tăng để dành nguồn lực phòng chống dịch.
- Năm 2021 vẫn giữ nguyên mức lương cơ sở 1.490.000 triệu đồng như năm 2019.
>>> Xem thêm:
Mức lương thử việc đang áp dụng hiện nay và một số lưu ý
Mức lương cơ sở 2023: Sẽ áp dụng 2 mức lương cơ sở trong năm 2023? Mức lương cơ bản năm 2023 của cán bộ, công chức?
Cách tính lương giáo viên các cấp
Lương giáo viên 2023 sẽ được tính toán dựa theo từng cấp dạy mà giáo viên đảm nhiệm và cách tính lương giáo viên theo công thức được Bộ quy định ở thời điểm hiện tại:
Lương của giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Số tiền được hưởng theo diện phụ cấp ưu đãi + Phụ cấp được hưởng theo thâm niên làm việc – Phụ phí đóng cho Bảo hiểm xã hội.
Theo đó, hệ số lương sẽ khác nhau theo từng cấp dạy. Vì vậy, bảng lương giáo viên của những cấp dạy học sẽ có sự khác biệt rõ rệt dựa theo quy định được đính kèm trong Nghị Định 204, cụ thể như sau:
Giáo viên mầm non
- Giáo viên mầm non hạng III (Mã số V.07.02.26): Hệ số lương từ 2,10 đến 4,89 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0).
- Giáo viên mầm non hạng II (Mã số V.07.02.25): Hệ số lương từ 2,34 đến 4,98 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1)
- Giáo viên mầm non hạng I (Mã số V.07.02.24): Hệ số lương từ 4,0 đến 6,38 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2)
Lương giáo viên mầm non dựa trên hệ số lương được quy định (Nguồn: Internet)
Giáo viên Tiểu học
- Giáo viên tiểu học hạng III (Mã số V.07.03.29): Hệ số lương từ 2,34 đến 4,98 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1)
- Giáo viên tiểu học hạng II (Mã số V.07.03.28): Hệ số lương từ 4,00 đến 6,38 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2)
- Giáo viên tiểu học hạng I (Mã số V.07.03.27: Hệ số lương từ 4,40 đến 6,78 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1)
Cách tính lương giáo viên tiểu học dựa theo hệ số lương từng cấp bậc (Nguồn: Internet)
Giáo viên THCS
- Giáo viên trung học cơ sở hạng III (Mã số V.07.04.32): Hệ số lương từ 2,34 đến 4,98 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1).
- Giáo viên trung học cơ sở hạng II (Mã số V.07.04.31): Hệ số lương từ 4,00 đến 6,38 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2).
- Giáo viên trung học cơ sở hạng I (Mã số V.07.04.30): Hệ số lương từ 4,40 đến 6,78 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1)
Giáo viên THPT
- Giáo viên trung học phổ thông hạng III (Mã số V.07.05.15): Hệ số lương từ 2,34 đến 4,98 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1).
- Giáo viên trung học phổ thông hạng II (Mã số V.07.05.14): Hệ số lương từ 4,00 đến 6,38 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2).
- Giáo viên trung học phổ thông hạng I (Mã số V.07.05.13): Hệ số lương từ 4,40 đến 6,78 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1)
Tùy theo cấp bậc được quy định mà hệ số lương giáo viên THPT sẽ khác nhau (Nguồn: Internet)
>>> Xem thêm:
Lương Gross hay Net và câu chuyện về quyền lợi
Làm sao để cải thiện mức lương hiện tại?
Bảng lương giáo viên các cấp hiện nay
Ngoài quan tâm đến cách tính lương giáo viên thì nhiều người cũng tìm hiểu về bảng lương giáo viên hiện nay theo từng cấp dạy. Cụ thể, từ ngày 01/07/2023, bảng lương giáo viên các cấp có sự thay đổi như sau:
Đối với giáo viên mầm non hạng I:
Bậc |
Hệ số lương |
Mức lương nhận được |
Bậc 1 |
4,00 |
7.200.000 |
Bậc 2 |
4,34 |
7.812.000 |
Bậc 3 |
4,68 |
8.424.000 |
Bậc 4 |
5,02 |
9.036.000 |
Bậc 5 |
5,36 |
9.648.000 |
Bậc6 |
5,70 |
10.260.000 |
Bậc 7 |
6,04 |
10.872.000 |
Bậc 8 |
6,38 |
11.484.000 |
Mức lương của giáo viên mầm non hạng II:
Bậc |
Hệ số lương |
Mức lương nhận được |
Bậc 1 |
2,34 |
4.212.000 |
Bậc 2 |
2,67 |
4.806.000 |
Bậc 3 |
3,00 |
5.400.000 |
Bậc 4 |
3,33 |
5.994.000 |
Bậc 5 |
3,66 |
6.588.000 |
Bậc 6 |
3,99 |
7.182.000 |
Bậc 7 |
4,32 |
7.776.000 |
Bậc 8 |
4,65 |
8.370.000 |
Bậc 9 |
4,98 |
8.964.000 |
Mức lương của giáo viên hạng III:
Bậc |
Hệ số lương |
Mức lương nhận được |
Bậc 1 |
2,10 |
3.780.000 |
Bậc 2 |
2,41 |
4.338.000 |
Bậc 3 |
2,72 |
4.896.000 |
Bậc 4 |
3,03 |
5.454.000 |
Bậc 5 |
3,34 |
6.012.000 |
Bậc 6 |
3,65 |
6.570.000 |
Bậc 7 |
3,96 |
7.128.000 |
Bậc 8 |
4,27 |
7.686.000 |
Bậc 9 |
4,58 |
8.244.000 |
Bậc 10 |
4,89 |
8.802.000 |
Mức lương của giáo viên tiểu học hạng III:
Bậc |
Hệ số lương |
Mức lương nhận được |
Bậc 1 |
2,34 |
4.212.000 |
Bậc 2 |
2,67 |
4.806.000 |
Bậc 3 |
3,00 |
5.400.000 |
Bậc 4 |
3,33 |
5.994.000 |
Bậc 5 |
3,66 |
6.588.000 |
Bậc 6 |
3,99 |
7.182.000 |
Bậc 7 |
4,32 |
7.776.000 |
Bậc 8 |
4,65 |
8.370.000 |
Bậc 9 |
4,98 |
8.964.000 |
Mức lương của giáo viên tiểu học hạng II:
Bậc |
Hệ số lương |
Mức lương nhận được |
Bậc 1 |
4,00 |
7.200.000 |
Bậc 2 |
4,34 |
7.812.000 |
Bậc 3 |
4,68 |
8.424.000 |
Bậc 4 |
5,02 |
9.036.000 |
Bậc 5 |
5,36 |
9.648.000 |
Bậc 6 |
5,70 |
10.260.000 |
Bậc 7 |
6,04 |
10.872.000 |
Bậc 8 |
6,38 |
11.484.000 |
Mức lương của giáo viên tiểu học hạng I:
Bậc |
Hệ số lương |
Mức lương nhận được |
Bậc 1 |
4,40 |
7.920.000 |
Bậc 2 |
4,74 |
8.532.000 |
Bậc 3 |
5,08 |
9.144.000 |
Bậc 4 |
5,42 |
9.756.000 |
Bậc 5 |
5,76 |
10.368.000 |
Bậc 6 |
6,10 |
10.980.000 |
Bậc 7 |
6,44 |
11.592.000 |
Bậc 8 |
6,78 |
12.204.000 |
Mức lương của giáo viên THCS hạng III:
Bậc |
Hệ số lương |
Mức lương nhận được |
Bậc 1 |
2,34 |
4.212.000 |
Bậc 2 |
2,67 |
4.806.000 |
Bậc 3 |
3,00 |
5.400.000 |
Bậc 4 |
3,33 |
5.994.000 |
Bậc 5 |
3,66 |
6.588.000 |
Bậc 6 |
3,99 |
7.182.000 |
Bậc 7 |
4,32 |
7.776.000 |
Bậc 8 |
4,65 |
8.370.000 |
Bậc 9 |
4,98 |
8.964.000 |
Mức lương của giáo viên THCS hạng II:
Bậc |
Hệ số lương |
Mức lương nhận được |
Bậc 1 |
4,00 |
7.200.000 |
Bậc 2 |
4,34 |
7.812.000 |
Bậc 3 |
4,68 |
8.424.000 |
Bậc 4 |
5,02 |
9.036.000 |
Bậc 5 |
5,36 |
9.648.000 |
Bậc 6 |
5,70 |
10.260.000 |
Bậc 7 |
6,04 |
10.872.000 |
Bậc 8 |
6,38 |
11.484.000 |
Mức lương của giáo viên THCS hạng I:
Bậc |
Hệ số lương |
Mức lương nhận được |
Bậc 1 |
4,40 |
7.920.000 |
Bậc 2 |
4,74 |
8.532.000 |
Bậc 3 |
5,08 |
9.144.000 |
Bậc 4 |
5,42 |
9.756.000 |
Bậc 5 |
5,76 |
10.368.000 |
Bậc 6 |
6,10 |
10.980.000 |
Bậc 7 |
6,44 |
11.592.000 |
Bậc 8 |
6,78 |
12.204.000 |
Mức lương của giáo viên THPT hạng III:
Bậc |
Hệ số lương |
Mức lương nhận được |
Bậc 1 |
2,34 |
4.212.000 |
Bậc 2 |
2,67 |
4.806.000 |
Bậc 3 |
3,00 |
5.400.000 |
Bậc 4 |
3,33 |
5.994.000 |
Bậc 5 |
3,66 |
6.588.000 |
Bậc 6 |
3,99 |
7.182.000 |
Bậc 7 |
4,32 |
7.776.000 |
Bậc 8 |
4,65 |
8.370.000 |
Bậc 9 |
4,98 |
8.964.000 |
Mức lương của giáo viên THPT hạng II:
Bậc |
Hệ số lương |
Mức lương nhận được |
Bậc 1 |
4,00 |
7.200.000 |
Bậc 2 |
4,34 |
7.812.000 |
Bậc 3 |
4,68 |
8.424.000 |
Bậc 4 |
5,02 |
9.036.000 |
Bậc 5 |
5,36 |
9.648.000 |
Bậc 6 |
5,70 |
10.260.000 |
Bậc 7 |
6,04 |
10.872.000 |
Bậc 8 |
6,38 |
11.484.000 |
Mức lương của giáo viên THPT hạng I:
Bậc |
Hệ số lương |
Mức lương nhận được |
Bậc 1 |
4,40 |
7.920.000 |
Bậc 2 |
4,74 |
8.532.000 |
Bậc 3 |
5,08 |
9.144.000 |
Bậc 4 |
5,42 |
9.756.000 |
Bậc 5 |
5,76 |
10.368.000 |
Bậc 6 |
6,10 |
10.980.000 |
Bậc 7 |
6,44 |
11.592.000 |
Bậc 8 |
6,78 |
12.204.000 |
Các khoản phụ cấp giáo viên được hưởng
Cách tính lương giáo viên không chỉ dựa vào hệ số lương giáo viên mà còn phụ thuộc vào khoản phụ cấp mà giáo viên có thể được hưởng trong suốt quá trình công tác, giảng dạy. Cụ thể như sau:
1. Phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên: được quy định theo Điều 1, Khoản 1, Thông tư 01/2006/TTLT BGD&ĐT BNV BTC. Các giáo viên và cán bộ trong lĩnh vực giáo dục công lập có thể được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề. Cách tính lương giáo viên theo mức phụ cấp ưu đãi như sau:
- Mức lương giáo viên theo phụ cấp ưu đãi = Mức lương hiện hưởng + (Phần trăm phụ cấp ưu đãi x Phần trăm phụ cấp thâm niên vượt khung).
- Trong đó, mức phụ cấp ưu đãi có thể là 50%, 45%, 40%, 35%, 30% hoặc 25%, và phần trăm phụ cấp thâm niên vượt khung được áp dụng theo quy định hiện hành.
2. Phụ cấp đặc thù với nhà giáo là nghệ nhân: dựa theo quy định trong Nghị định 113/2015/NĐ-CP. Theo quy định này, nhà giáo là nghệ nhân ưu tú sẽ được hưởng phụ cấp đặc thù với cách tính như sau:
- Mức phụ cấp đặc thù = 10% mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung.
- Phụ cấp đặc thù không được tính vào việc đóng và hưởng các loại bảo hiểm khác.
3. Phụ cấp dành cho giáo viên có địa chỉ công tác tại các vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn: thực hiện theo quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP, có hai loại phụ cấp dành riêng cho các đối tượng trong công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn:
- Phụ cấp lưu động: Được áp dụng cho giáo viên phụ trách xóa mù chữ và phổ cập giáo dục phải di chuyển thường xuyên giữa các thôn. Mức phụ cấp lưu động tính bằng 0,2 so với mức lương cơ sở.
- Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số: Dành cho giáo viên quản lý giáo dục dạy tiếng dân tộc thiểu số. Mức phụ cấp này tính bằng 50% mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung.
4. Phụ cấp thâm niên: được tính dựa trên thời gian làm việc của giáo viên. Mức phụ cấp này có thể tăng theo từng giai đoạn khác nhau. Đây được xem là một phần thưởng động viên cho sự đóng góp lâu dài và kinh nghiệm tích lũy của những nhà giáo đã dành nhiều năm trong nghề.
Giáo viên công tác tại các vùng khó khăn sẽ có mức phụ cấp được tính toán dựa trên các quy định (Nguồn: Internet)
>>> Xem thêm:
Hệ số lương cơ bản là gì? Cách tính lương theo hệ số cho người lao động
Cách tính tiền lương làm thêm giờ cho người lao động
Trên đây là các thông tin xoay quanh cách tính lương giáo viên theo các cấp dạy cũng như bảng lương giáo viên 2023. Hy vọng sau khi đọc xong, bạn sẽ biết được công thức tính chính xác cho nhóm ngành giáo dục này. Đừng quên truy cập CareerViet để cập nhật thông tin việc làm cho nhiều ngành nghề khác nhé.
CareerViet