30/4 là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa ngày 30/4 và 1/5

Lịch sử Việt Nam là một điều trân quý và đáng tự hào của công dân Việt Nam. Do đó, vào những ngày trọng đại mang đậm ý nghĩa lịch sử dân tộc luôn được nhắc nhớ đến qua từng bài học, từng ngày lễ kỷ niệm tại Việt Nam. Trong đó, ngày 30/4 và 1/5 là các ngày lịch sử có nguồn gốc hào hùng và cực kỳ quan trọng. Vậy ngày 30/4 là gì? Hãy cùng CareerViet tìm hiểu đôi nét về sự kiện đặc biệt này qua bài viết dưới đây.

Xem thêm: Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 năm 2023 rơi vào thứ mấy? Tổng hợp các ngày nghỉ lễ trong năm 2023?

30/4 là ngày gì? 1/5 là ngày gì?

Theo sử sách Việt Nam, ngày 30/4 được gọi là ngày Giải phóng miền Nam, hay còn được hiểu là ngày giải phóng của toàn thể dân tộc. Cụ thể hơn, ngày 30/4/1975 chính là ngày trọng đại đánh dấu bước ngoặt trong trang sử hào hùng của dân tộc, vì đây là thời khắc chiến tranh kết thúc, nhân dân Việt Nam thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ, bước vào thời kỳ hòa bình và xây dựng một chế độ mới, một cuộc sống mới tốt đẹp hơn.

Tiếp sau ngày 30/4 là ngày 01/05, đây cũng là một trong những ngày mang sự kiện kỷ niệm đặc biệt tại Việt Nam. Ngày 01/05 được biết đến với tên gọi quen thuộc ngày “Quốc tế lao động”. Đây là ngày mà người dân sẽ tổ chức lễ kỷ niệm phong trào công nhân quốc tế và người lao động. Cũng trong ngày 01/05, người dân được quyền yêu cầu thêm những lợi ích khác về quyền lao động và an sinh xã hội.

Khái niệm ngày 30/4 và 01/05 (Nguồn: Internet)

Nguồn gốc và ý nghĩa lịch sử ngày 30/4 năm 1975

Nguồn gốc

Vào ngày 30/4/1975, tổng thống Dương Văn Minh và thủ tướng Vũ Văn Mầu thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã chính thức đầu hàng trước chính phủ cách mạng lâm thời. Đồng thời, đây cũng là thời khắc xe tăng của Quân đội Nhân dân Việt Nam húc đổ cổng Dinh Độc Lập và tiến vào bên trong, kèm theo đó là hình ảnh của những chiến sĩ giương cao lá cờ đỏ sao vàng và cắm trên nóc của dinh. Điều này minh chứng rằng miền Nam đã hoàn toàn được giải phóng, đất nước Việt Nam đã chính thức được độc lập và cuộc sống của người dân đất Việt sẽ đổi mới. Do đó, ngày 30/4 trở thành ngày “Giải phóng miền Nam” nhằm kỷ niệm sự kiện đặc biệt này.

Ý nghĩa lịch sử

Vào năm 1975, Bộ Chính trị nhận định rằng đây là “thời điểm vàng” để giải phóng đất nước, mang tự do về không chỉ cho miền Nam mà còn cho toàn thể nước Việt Nam. Nhất là khi chiến dịch Tây Nguyên và Huế – Đà Nẵng đã đi vào hồi kết với sự thắng lợi vẻ vang, nhân dân Việt Nam càng có thêm niềm tin vào ngày giải phóng sắp đến gần. Do đó, Bộ Chính trị ra quyết định tập trung toàn thể quân đội mạnh nhất, kỹ nhất để hướng đến chiến dịch giải phóng này, được đặt tên là “chiến dịch Hồ Chí Minh”.

Vào lúc 17 giờ 00 phút ngày 26/4, quân ta bắt đầu hành động. Từng đoàn bình tiến vào miền Nam và đánh chiếm các cơ quan đầu não, cuộc chiến diễn ra thuận lợi. Vào khoảng 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng bộ binh tiến vào và húc sập cổng Dinh Độc Lập, tiến đến bắt giữ quân nội các và khiến cho tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng. Đến khoảng 11 giờ 30 phút ngày 30/4, quân ta hoàn toàn chiến thắng và giương cao lá cờ đỏ sao vàng trên nóc Dinh Độc Lập.

Sự thắng lợi này mang ý nghĩa rất to lớn vì đây là cuộc giải phóng quy mô toàn nước của quân đội Việt Nam. Thời khắc lá cờ đỏ sao vàng được giương cao cũng là lúc đất nước kết thúc chiến tranh, thoát khỏi ách thống trị của để quốc Mỹ và hoàn toàn độc lập, nhân dân bước vào thời kỳ hòa bình và xây dựng cuộc sống mới.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày 30/4 (Nguồn: Internet)

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Quốc tế Lao động 1/5

Nguồn gốc

Vào nửa cuối thế kỷ 19, cuộc xung đột giữa tầng lớp chủ và công nhân diễn ra cực kỳ nghiêm trọng, bởi sự bóc lột nặng nề của tầng lớp lãnh đạo của các quốc gia tư bản chủ nghĩa đàn áp lên tầng lớp công nhân lao động khi nền sản xuất công nghiệp tăng mạnh.

Vào ngày 1/5/1886, đông đảo tầng lớp công nhân trên đất Mỹ tham gia cuộc bãi công để lấy lại quyền lợi làm việc 8 giờ/ngày. Tuy nhiên, dưới sự áp đảo của công nhân, tầng lớp chủ cả đã thực hiện các hành động như: đuổi việc, dùng vũ lực để tấn công,… nhằm đàn áp lại. Chính vì vậy, cuộc thảm sát Haymarket tại Chicago (Mỹ) đã xảy đến và để lại nỗi đau không thể quên cho người dân. Tuy bị đàn áp là vậy, nhưng cuối cùng giai cấp công nhân vẫn hoàn toàn thắng lợi và thành công trong việc bảo vệ quyền lợi của mình.

Từ đó, ngày 01/05 trở thành ngày kỷ niệm lịch sử.

Riêng tại Việt Nam, ngày 01/05 cũng diễn ra sự kiện lịch sử rất hào hùng khi đó là thời khắc diễn ra phong trào đấu tranh chống thực dân, giành quyền độc lập, dân chủ và tự do cùng các quyền lợi liên quan đến kinh tế – xã hội. Do đó, ngày 01/05 trở thành ngày “Quốc tế lao động” tại Việt Nam.

Ý nghĩa

Ngày “Quốc tế lao động” trở thành biểu tượng cho sự quyết tâm trong việc hoàn thành những nhiệm vụ mới. Đó cũng là ngày đánh dấu bước ngoặt cho giai cấp công nhân trong và ngoài nước. Đồng thời, ngày 01/05 còn là ngày biểu dương các lực lượng lao động và là ngày đấu tranh cho sự tự do, dân chủ và hòa bình.

Nguồn gốc và ý nghĩa lịch sử ngày Quốc tế lao động (Nguồn: Internet)

Tại sao 30/4 và 1/5 lại được nghỉ?

Theo Bộ luật Lao động 2019, căn cứ tại Điều 112 và khoản 3 Điều 111, người dân sẽ được nghỉ ngày 30/4 và 01/05 theo truyền thống hằng năm. Sở dĩ người dân được nghỉ cả 2 ngày này đó là nhằm kỷ niệm ngày của niềm vui và chiến thắng, ngày đất nước hoàn toàn tự do và độc lập, cũng như người lao động xây dựng và bảo vệ quyền lợi cho mình thành công.

Xem thêm: Năm 2023 dự kiến có 19 ngày nghỉ lễ, Tết

Vào ngày 30/4 và 01/05 người dân sẽ được nghỉ theo truyền thống hằng năm (Nguồn: Internet)

Bài viết trên gửi đến bạn những thông tin hữu ích về khái niệm, nguồn gốc và ý nghĩa lịch sử của 2 ngày 30/4 và 01/05. CareerViet hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hay trong lịch sử Việt Nam. Nếu bạn đam mê những công việc liên quan đến lịch sử và đang tìm việc làm trong lĩnh vực này, hãy đến với CareerViet , nơi mang đến những cơ hội việc làm tốt dành cho bạn!

  CareerViet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *